Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử?
- Bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử được quy định như thế nào?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử?
- Quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử là gì?
- Xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử được quy định như thế nào?
Bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 44 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định việc bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử như sau:
Bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành giao dịch điện tử có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm sự hoạt động thông suốt của hệ thống thông tin thuộc quyền kiểm soát của mình; trường hợp gây ra lỗi kỹ thuật của hệ thống thông tin làm thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm cản trở hoặc gây phương hại đến việc bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử.
Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử?
Căn cứ tại Điều 47 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng như sau:
Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng quy chế quản lý và các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn việc sử dụng dịch vụ mạng nhằm phát tán các thông điệp dữ liệu có nội dung không phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không kịp thời loại bỏ những thông điệp dữ liệu được quy định tại khoản 1 Điều này khi tổ chức cung cấp dịch vụ mạng đó đã nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử? (Hình từ Internet)
Quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có các quyền sau đây:
a) Tìm kiếm hoặc thực hiện các hình thức truy cập đối với một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy tính và các thông điệp dữ liệu trong hệ thống đó;
b) Thu giữ toàn bộ hoặc một phần hệ thống máy tính;
c) Sao chép và lưu giữ bản sao của một thông điệp dữ liệu;
d) Ngăn cản việc truy cập vào một hệ thống máy tính;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Như vậy theo quy đinh trên cơ quan nhà nước có thẩm quyền có các quyền trong việc bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử như sau:
- Tìm kiếm hoặc thực hiện các hình thức truy cập đối với một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy tính và các thông điệp dữ liệu trong hệ thống đó;
- Thu giữ toàn bộ hoặc một phần hệ thống máy tính;
- Sao chép và lưu giữ bản sao của một thông điệp dữ liệu;
- Ngăn cản việc truy cập vào một hệ thống máy tính;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 50 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử như sau:
Xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên người vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu lương tối thiểu vùng 2025 mới nhất trên cả nước? Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng năm 2025 của 63 tỉnh thành ra sao?
- Cúng Thần Tài mùng 10 vào giờ nào tốt nhất 2025? Khung giờ cúng Thần Tài 2025? Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 hàng tháng?
- Văn cúng khai trương đầu năm 2025 Ất Tỵ thuận lợi, phát tài? Bài cúng khai trương đầu năm 2025?
- Cúng Lập Xuân 2025 ngày nào, giờ nào đẹp? Ngày Lập Xuân kiêng những gì? Người lao động được nghỉ lễ, tết vào ngày nào?
- Hồ sơ cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm những tài liệu gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại chứng chỉ?