Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có vị trí và chức năng thế nào?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có vị trí và chức năng thế nào?
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là gì? Liên hệ với tổ chức tại đâu?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp các dịch vụ gì?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có các trách nhiệm gì?
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có vị trí và chức năng thế nào?
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có vị trí và chức năng thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 55 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ như sau:
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là tổ chức trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Quản lý, duy trì, vận hành hệ thống kỹ thuật để cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước;
b) Tự cấp chứng thư số cho mình;
c) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
d) Định kỳ hàng năm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo và tổ chức tổng kết công tác quản lý, triển khai sử dụng chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước;
đ) Được Nhà nước bố trí, đảm bảo nhân sự, kinh phí và trụ sở làm việc để triển khai các nhiệm vụ, quản lý, duy trì hoạt động, bảo đảm cung cấp chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo nhu cầu thực tế của các cơ quan Đảng, Nhà nước và an ninh, an toàn theo quy mô hoạt động.
Theo đó thì tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là tổ chức trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Có chức năng cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là gì? Liên hệ với tổ chức tại đâu?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 185/2019/TT-BQP quy định tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có tên là Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
* Có thông tin liên hệ như sau:
Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Địa chỉ: Số 23 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại/Fax: 024.3773.8668
Địa chỉ thư điện tử: [email protected]
Trang thông tin điện tử: http://ca.gov.vn
Mã định danh trao đổi văn bản điện tử: 000.05.07.G11
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp các dịch vụ gì?
Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định tổ hức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp các dịch vụ sau:
(1) Tạo và phân phối các cặp khóa.
(2) Cấp chứng thư số.
(3) Gia hạn chứng thư số.
(4) Thay đổi nội dung thông tin của chứng thư số.
(5) Thu hồi chứng thư số.
(6) Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật.
(7) Dịch vụ công bố và duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số.
(8) Dịch vụ kiểm tra chứng thư số trực tuyến.
(9) Cấp dấu thời gian.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có các trách nhiệm gì?
Tại Điều 14 Thông tư 185/2019/TT-BQP có quy định về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ như sau:
Trách nhiệm của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối khóa bí mật của chứng thư số và xử lý các tình huống trong quá trình cung cấp và quản lý chứng thư số.
2. Quản lý, vận hành hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chứng thực chữ ký số, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được an toàn, liên tục.
3. Cập nhật, lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin yêu cầu chứng thực theo quy định của pháp luật.
4. Đảm bảo kênh thông tin tiếp nhận các yêu cầu cấp, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số, khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật; cập nhật và duy trì 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần các cơ sở dữ liệu trực tuyến về chính sách chứng thư số, các quy định về việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số, chứng thư số của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, danh sách chứng thư số có hiệu lực, chứng thư số bị thu hồi và những thông tin cần thiết khác.
5. Quản lý, vận hành, duy trì và tổ chức hướng dẫn các cơ quan, tổ chức sử dụng Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?