Tổ chức có phải nộp lại Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi khi quyết định sáp nhập chi nhánh hay không?
Tổ chức có phải nộp lại Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi khi quyết định sáp nhập chi nhánh hay không?
Căn cứ Điều 14 Quy định về cấp và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ban hành kèm theo Quyết định 185/2006/QĐ-BHTG3 quy định như sau:
Điều 14. Thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ra quyết định giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia tách chi nhánh hoặc điểm giao dịch của mình
Trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi quyết định giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia tách chi nhánh hoặc điểm giao dịch của mình thì Tổ chức này có trách nhiệm nộp lại Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi của các chi nhánh hoặc điểm giao dịch nêu trên cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để lưu tại Hồ sơ tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Nếu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi muốn sử dụng toàn bộ hoặc một số bản Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi từ việc giải thể, hợp nhất, sáp nhập chi nhánh hoặc điểm giao dịch trên thì phải có văn bản đề nghị và nêu cụ thể tên, địa điểm chi nhánh (hoặc điểm giao dịch), số lượng sử dụng bản Nội dung trên.
Như vậy, theo quy định, trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi quyết định sáp nhập chi nhánh của mình thì Tổ chức này có trách nhiệm nộp lại Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi của các chi nhánh cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để lưu tại Hồ sơ tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sáp nhập chi nhánh thì có phải nộp lại Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi hay không? (Hình từ Internet)
Quyết định thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi phải được gửi cho những đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy định về cấp và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ban hành kèm theo Quyết định 185/2006/QĐ-BHTG3 quy định như sau:
Công bố Quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi
1. Quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi được gửi trực tiếp cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các phòng liên quan tại Trụ sở chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đóng Trụ sở chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về chấm dứt bảo hiểm tiền gửi, thực hiện theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
3. Phòng Giám sát I hoặc Phòng Giám sát II chịu trách nhiệm thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi và lưu tại hồ sơ theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Như vậy, quyết định thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi được gửi trực tiếp cho các đơn vị sau đây:
(1) Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi,
(2) Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
(3) Các phòng liên quan tại Trụ sở chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam,
(4) Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đóng Trụ sở chính
(5) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Quy định về cấp và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ban hành kèm theo Quyết định 185/2006/QĐ-BHTG3 quy định như sau:
Công bố Quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi
1. Quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi được gửi trực tiếp cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các phòng liên quan tại Trụ sở chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đóng Trụ sở chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về chấm dứt bảo hiểm tiền gửi, thực hiện theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
3. Phòng Giám sát I hoặc Phòng Giám sát II chịu trách nhiệm thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi và lưu tại hồ sơ theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Như vậy, Phòng Giám sát 1 hoặc Phòng Giám sát 2 chịu trách nhiệm thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, Nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi và lưu tại hồ sơ theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?