Tổ chức, cá nhân kinh doanh có được chuyển yêu cầu bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương cho bên thứ ba giải quyết không?

Tôi muốn hỏi tổ chức, cá nhân kinh doanh có được chuyển yêu cầu bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương cho bên thứ ba giải quyết không? - câu hỏi của anh Trọng Hiếu (Huế).

Tổ chức, cá nhân kinh doanh có được chuyển yêu cầu bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương cho bên thứ ba giải quyết không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
....
2. Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương được thực hiện như sau:
a) Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và các quyền, chính sách ưu tiên theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động, tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Khi người tiêu dùng dễ bị tổn thương có yêu cầu được bảo vệ kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh mình là người tiêu dùng dễ bị tổn thương và về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải ưu tiên tiếp nhận, xử lý và không chuyển yêu cầu của người tiêu dùng cho bên thứ ba giải quyết, trừ trường hợp bên thứ ba đó có nghĩa vụ liên quan. Trường hợp từ chối giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý và sự không phù hợp với nội dung chính sách đã công bố theo quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong trường hợp chậm, từ chối ưu tiên hoặc từ chối tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định tại điểm c khoản này;
đ) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội bảo đảm ưu tiên tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người tiêu dùng dễ bị tổn thương và hướng dẫn người tiêu dùng dễ bị tổn thương cung cấp các chứng cứ, tài liệu về việc quyền lợi của mình bị xâm phạm;
e) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này phù hợp với thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Theo như quy định trên khi người tiêu dùng dễ bị tổn thương có yêu cầu được bảo vệ kèm theo chứng cứ, tài liệu chứng minh mình là người tiêu dùng dễ bị tổn thương thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải ưu tiên tiếp nhận, xử lý không chuyển yêu cầu của người tiêu dùng cho bên thứ ba giải quyết.

Tuy nhiên, trừ trường hợp bên thứ ba đó có nghĩa vụ liên quan.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh có được chuyển yêu cầu bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương cho bên thứ ba giải quyết không?

Tổ chức, cá nhân kinh doanh có được chuyển yêu cầu bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương cho bên thứ ba giải quyết không?

Có được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong trường hợp khác biệt tiếng nói không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
...
3. Khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm việc thực hiện quyền của người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật;
b) Áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương;
c) Không được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương quy định tại điểm c khoản 2 Điều này do khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán;
d) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng yếu tố dễ bị tổn thương để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch;
đ) Xây dựng, ban hành trình tự, thủ tục, phương thức hoặc biện pháp phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương để bảo đảm quyền khiếu nại, yêu cầu giải quyết tranh chấp và các quyền khác của người tiêu dùng dễ bị tổn thương;
e) Xây dựng, cập nhật, công khai cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương các nội dung quy định tại khoản này theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) và đào tạo, tập huấn cho người lao động của mình về các nội dung đó.
Trách nhiệm quy định tại điểm này không bắt buộc áp dụng đối với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp doanh nghiệp đó thực hiện giao dịch quy định tại Chương III của Luật này;
g) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo như quy định trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh không được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương do khác biệt về tiếng nói.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
2. Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
4. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.
5. Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Theo đó, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo nguyên tắc trên.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giao kết hợp đồng theo mẫu với người tiêu dùng bằng văn bản thì phải đảm bảo yêu cầu gì theo quy định?
Pháp luật
Danh sách doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được công bố công khai theo phương thức nào?
Quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp phi thuế quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?
Áp dụng các biện pháp phi thuế quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được góp ý xây dựng chính sách bảo vệ người tiêu dùng không?
Pháp luật
Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì? Án phí vụ án được xác định như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm những tổ chức nào? Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra sao?
Pháp luật
Tiêu dùng bền vững là gì? Người tiêu dùng có nghĩa vụ tiêu dùng bền vững kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024 đúng không?
Pháp luật
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam là ngày bao nhiêu? Nhà nước đã có những chính sách gì về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Pháp luật
Điểm mới nổi bật Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 so với Luật hiện hành là gì? Khi nào áp dụng Luật mới?
Pháp luật
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm những cơ quan nào? Trách nhiệm của Sở công thương được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
604 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào