Tổ chức, cá nhân có thể tham gia hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp với nhiều doanh nghiệp cùng lúc, trên cùng một hợp đồng được không?
- Tổ chức, cá nhân có thể tham gia hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp với nhiều doanh nghiệp cùng lúc, trên cùng một hợp đồng được không?
- Muốn thực hiện đồng bảo hiểm nông nghiệp cần tuân thủ điều kiện gì?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có được phân tán rủi ro khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp theo phương thức đồng bảo hiểm không?
Tổ chức, cá nhân có thể tham gia hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp với nhiều doanh nghiệp cùng lúc, trên cùng một hợp đồng được không?
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Nghị định 58/2018/NĐ-CP, những đối tượng liên quan trong hợp đồng bảo hiểm và hình thức đồng bảo hiểm được hiểu như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp).
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật có liên quan.
.."
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên mua bảo hiểm nông nghiệp là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm nông nghiệp có thể đồng thời là người được bảo hiểm nông nghiệp.
..
4. Đồng bảo hiểm nông nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm để bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm nông nghiệp với cùng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm."
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy trường hợp tổ chức, cá nhân là bên mua bảo hiểm nông nghiệp tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng lúc được gọi là hình thức đồng bảo hiểm. Hình thức này được thực hiện để bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm nông nghiệp với cùng quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm.
Đồng bảo hiểm nông nghiệp
Muốn thực hiện đồng bảo hiểm nông nghiệp cần tuân thủ điều kiện gì?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 58/2018/NĐ-CP về đồng bảo hiểm nông nghiệp có quy định cụ thể như sau:
"Điều 7. Đồng bảo hiểm nông nghiệp
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo phương thức đồng bảo hiểm nhằm phân tán, chia sẻ rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh.
2. Trường hợp thực hiện đồng bảo hiểm nông nghiệp:
a) Hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp phải ghi rõ tên và tỷ lệ đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đồng bảo hiểm; tên doanh nghiệp bảo hiểm giữ vai trò đầu mối thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải cùng chịu trách nhiệm về những cam kết trong hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp với bên mua bảo hiểm.
b) Doanh nghiệp bảo hiểm giữ vai trò đầu mối có trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và thay mặt các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đồng bảo hiểm khác giải quyết các công việc phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp."
Như vậy, trường hợp thực hiện bảo hiểm nông nghiệp theo hình thức đồng bảo hiểm, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân là bên mua bảo hiểm nông nghiệp cần tuân thủ những quy định trên.
Doanh nghiệp bảo hiểm có được phân tán rủi ro khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp theo phương thức đồng bảo hiểm không?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 58/2018/NĐ-CP, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp được quy định cụ thể như sau:
"Điều 12. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp
1. Giải thích và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp khi bên mua bảo hiểm xác nhận đã hiểu rõ các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm nông nghiệp.
2. Thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm; bảo đảm nguyên tắc số đông bù số ít và chủ động thực hiện phân tán, chia sẻ rủi ro thông qua các phương thức đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm nông nghiệp.
3. Chủ động thực hiện kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.
4. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, kịp thời cử cán bộ tiếp cận đối tượng bảo hiểm và hướng dẫn người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất (nếu có). Chi trả các chi phí cần thiết, hợp lý để hạn chế tổn thất.
5. Tổ chức công tác giám định tổn thất để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất công khai, minh bạch theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật. Trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thu thập công bố, xác nhận của cơ quan chức năng về sự kiện bảo hiểm (nếu có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm); tổ chức công tác xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
6. Trường hợp xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường, cử cán bộ hướng dẫn người được bảo hiểm các hồ sơ, tài liệu cần cung cấp để phục vụ công tác giải quyết bồi thường.
7. Trả tiền bồi thường đầy đủ cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật."
Theo đó, một trong những trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp đó là phải bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc số đông bù số ít và chủ động thực hiện phân tán, chia sẻ rủi ro thông qua phương thức đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?