Tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp được quy định như thế nào? Đơn vị kế toán có thể thuê người làm kế toán quản trị thông qua hình thức nào?
- Tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
- Đơn vị kế toán có thể thuê người làm kế toán quản trị thông qua hình thức nào?
- Người làm kế toán quản trị tách biệt trong doanh nghiệp phải có những tiêu chuẩn gì?
- Người làm kế toán quản trị tách biệt trong doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?
Tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục IV Thông tư 53/2006/TT-BTC, có quy định như sau:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị
1.1. Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán quản trị (Hình từ Internet)
Đơn vị kế toán có thể thuê người làm kế toán quản trị thông qua hình thức nào?
Căn cứ tại tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục IV Thông tư 53/2006/TT-BTC, có quy định về người làm kế toán quản trị như sau:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Người làm kế toán quản trị
...
2.2. Thuê làm kế toán quản trị
Đối với đơn vị kế toán không có điều kiện hoặc không bố trí người làm kế toán quản trị thì có thể thuê người làm kế toán quản trị theo hướng dẫn sau:
- Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê làm kế toán quản trị theo quy định của pháp luật;
- Việc thuê làm kế toán quản trị phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Đơn vị kế toán thuê người làm kế toán quản trị có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng;
- Doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán quản trị phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì Doanh nghiệp có thể thuê người làm kế toán quản trị thông qua hình thức sau:
- Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê làm kế toán quản trị theo quy định của pháp luật;
- Việc thuê làm kế toán quản trị phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán quản trị phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thoả thuận trong hợp đồng.
Người làm kế toán quản trị tách biệt trong doanh nghiệp phải có những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục IV Thông tư 53/2006/TT-BTC, có quy định về người làm kế toán quản trị như sau:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
2 Người làm kế toán quản trị
2.1. Doanh nghiệp cần bố trí người làm kế toán quản trị có đủ năng lực, trình độ trên cơ sở vận dụng các tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán quy định tại Luật Kế toán.
Trường hợp doanh nghiệp tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị tách biệt riêng với bộ phận kế toán tài chính thì người làm kế toán quản trị phải có tiêu chuẩn, có quyền và trách nhiệm sau:
a/ Tiêu chuẩn của người làm kế toán quản trị:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
b/ Quyền hạn của người làm kế toán quản trị:
Người làm kế toán quản trị có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, hoặc thống kê; Có quyền chủ động phân tích, đánh giá và đề xuất.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người làm kế toán quản trị trong doanh nghiệp phải có những tiêu chuẩn sau: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
Người làm kế toán quản trị tách biệt trong doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục IV Thông tư 53/2006/TT-BTC, có quy định về người làm kế toán quản trị như sau:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
...
2 Người làm kế toán quản trị
2.1. Doanh nghiệp cần bố trí người làm kế toán quản trị có đủ năng lực, trình độ trên cơ sở vận dụng các tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán quy định tại Luật Kế toán.
...
c/ Trách nhiệm của người làm kế toán quản trị:
Người làm kế toán quản trị có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Khi thay đổi người làm kế toán quản trị, người làm kế toán quản trị cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán quản trị mới. Người làm kế toán quản trị cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán quản trị.
Như vậy, theo quy định trên thì người làm kế toán quản trị tách biệt trong doanh nghiệp phải có trách nhiệm sau:
- Người làm kế toán quản trị tách biệt trong doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp.
- Khi thay đổi người làm kế toán quản trị, người làm kế toán quản trị cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán quản trị mới.
- Người làm kế toán quản trị cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán quản trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?