Tình tiết giảm nhẹ khi áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương gồm những tình tiết nào? Điều kiện để được chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là gì?
- Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Tình tiết giảm nhẹ khi áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương gồm những tình tiết nào?
- Điều kiện để người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương được chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là gì?
Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Kịp thời, công khai, khách quan, công bằng; đúng thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.
2. Không xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người vi phạm.
3. Tôn trọng và bảo vệ bí mật cá nhân của người vi phạm.
4. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cộng đồng, nhà trường và gia đình trong việc giúp đỡ, giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
6. Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
7. Chỉ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này, chỉ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi không đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.
8. Trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ.
Theo đó, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Tình tiết giảm nhẹ khi áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương
(Hình từ Internet)
Tình tiết giảm nhẹ khi áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương gồm những tình tiết nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2021/NĐ-CP về các tình tiết giảm nhẹ như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Ngoài tình tiết giảm nhẹ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính, khi quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người có thẩm quyền có thể xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ là người vi phạm đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
...
Theo quy định trên, tình tiết giảm nhẹ khi áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương gồm những tình tiết sau:
+ Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
+ Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính
+ Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
+ Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
+ Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
+ Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
+ Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
+ Người vi phạm đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Điều kiện để người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương được chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là gì?
Theo Điều 6 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:
Điều kiện chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình
1. Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 5 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Gia đình có nguồn thu nhập ổn định; có chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; có điều kiện phối hợp với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giáo dục, quản lý người chưa thành niên;
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý người chưa thành niên tại gia đình; có thời gian để giáo dục, quản lý, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
d) Có bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
Theo điểm a, điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng và thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Đối tượng và thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
..
c) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;
d) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;
...
Như vậy, đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 5 trên và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 6 nêu trên.
Và thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là từ 03 tháng đến 06 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?