Tình thế cấp thiết là gì? Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì có được xem là tội phạm?
Tình thế cấp thiết là gì? Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì có được xem là tội phạm?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 143/2023/TT-BQP:
Giải thích từ ngữ
...
4. Tình thế cấp thiết: Là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
...
Và Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tình thế cấp thiết như sau:
Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, tình thế cấp thiết được hiểu là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Bên cạnh đó, hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
Tình thế cấp thiết là gì? Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì có được xem là tội phạm? (Hình từ Internet)
Phạm tội khi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết có được giảm nhẹ hình phạt?
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
...
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp phạm tội khi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thuộc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Do đó, phạm tội khi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Có bao nhiêu hình phạt đối với người phạm tội?
Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015 thì: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Các hình phạt đối với người phạm tội được quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
(1) Hình phạt chính bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
- Trục xuất;
- Tù có thời hạn;
- Tù chung thân;
- Tử hình.
(2) Hình phạt bổ sung bao gồm:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Cấm cư trú;
- Quản chế;
- Tước một số quyền công dân;
- Tịch thu tài sản;
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Lưu ý: Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì có các hình phạt được quy định tại Điều 33 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
(1) Hình phạt chính bao gồm:
- Phạt tiền;
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
(2) Hình phạt bổ sung bao gồm:
- Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
- Cấm huy động vốn;
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Lưu ý: Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?