Tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp phải được thông báo trong thời gian nào? Thông báo gồm những nội dung nào?
Tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp phải được thông báo trong thời gian nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 92/2008/NĐ-CP về thông báo về tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp như sau:
Thông báo về tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp
1. Chậm nhất là ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao gửi Thông báo cho Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình theo quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66 và 67 của Luật Tương trợ tư pháp.
...
Theo quy định trên, tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp phải được thông báo chậm nhất là ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Và cơ quan có trách nhiệm gửi Thông báo cho Bộ Tư pháp là Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao.
Hoạt động tương trợ tư pháp (Hình từ Internet)
Thông báo tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 92/2008/NĐ-CP quy định về nội dung chính của thông báo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao gửi Bộ Tư pháp như sau:
Thông báo về tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp
...
2. Thông báo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao gửi Bộ Tư pháp có các nội dung chính sau đây:
a. Đánh giá chung về tình hình hoạt động tương trợ tư pháp thuộc lĩnh vực được giao;
b. Đánh giá hiệu quả của sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện tương trợ tư pháp;
c. Đánh giá về tình hình thực hiện nguyên tắc có đi có lại;
d. Kiến nghị về sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp;
đ. Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp và nhu cầu về ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế liên quan đến tương trợ tư pháp.
Kèm theo thông báo cần có bảng tổng hợp tình hình tương trợ tư pháp của Bộ, ngành theo các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, thông báo tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 7 nêu trên.
Trong đó có đánh giá chung về tình hình hoạt động tương trợ tư pháp thuộc lĩnh vực được giao và đánh giá hiệu quả của sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện tương trợ tư pháp.
Việc báo cáo Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 92/2008/NĐ-CP quy định về báo cáo Chính phủ, Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp như sau:
Báo cáo Chính phủ, Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp
1. Sau khi nhận được các Thông báo của các Bộ, ngành liên quan quy định tại Điều 7 Nghị định này, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp các thông báo đó và lập Báo cáo Chính phủ về hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định tại khoản 5 Điều 62 của Luật Tương trợ tư pháp.
2. Báo cáo năm về tình hình hoạt động tương trợ tư pháp của Bộ Tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này được gửi Chính phủ trước ngày 31 tháng 01 của năm sau năm báo cáo. Báo cáo tổng hợp của Bộ Tư pháp gửi Chính phủ phải đính kèm các Thông báo của các Bộ, ngành liên quan theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
3. Trong trường hợp Quốc hội yêu cầu báo cáo về tình hình thực hiện pháp luật thuộc lĩnh vực tương trợ tư pháp, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội.
Như vậy, sau khi nhận được các Thông báo của các Bộ, ngành liên quan thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp các thông báo đó và lập Báo cáo Chính phủ về hoạt động tương trợ tư pháp trước ngày 31 tháng 01 của năm sau năm báo cáo.
Trong trường hợp Quốc hội yêu cầu báo cáo về tình hình thực hiện pháp luật thuộc lĩnh vực tương trợ tư pháp thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?