Tìm kiếm đường thủy nội địa là gì? Hoạt động tìm kiếm đường thủy nội địa phải bảo đảm các nguyên tắc gì?
Tìm kiếm đường thủy nội địa là gì?
Tìm kiếm đường thủy nội địa được quy định tại khoản 1 Điều 98b Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 như sau:
Tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Tìm kiếm đường thủy nội địa là việc sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
2. Cứu nạn đường thủy nội địa là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, gồm cả việc sơ cứu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa đến vị trí an toàn.
3. Tình huống tìm kiếm, cứu nạn đường thủy nội địa là sự cố do thiên tai, thảm họa, tai nạn gây ra trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa có nguy cơ hoặc thực tế đang đe dọa, gây hậu quả tổn thất về người cần thiết phải có biện pháp ứng phó kịp thời, thích hợp để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Theo quy định trên, tìm kiếm đường thủy nội địa là việc sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
Tìm kiếm đường thủy nội địa là gì? (Hình từ Internet)
Hoạt động tìm kiếm đường thủy nội địa phải bảo đảm các nguyên tắc gì?
Hoạt động tìm kiếm đường thủy nội địa phải bảo đảm các nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 98c Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 như sau:
Nguyên tắc, tổ chức hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu tìm kiếm, cứu nạn phải được thông báo kịp thời, chính xác cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa;
b) Tiến hành kịp thời, khẩn cấp bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn;
c) Ưu tiên cứu người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản;
d) Khi thực hiện tìm kiếm, cứu nạn phải bảo đảm an toàn đối với người và phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
2. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn có liên quan tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, hoạt động tìm kiếm đường thủy nội địa phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu tìm kiếm phải được thông báo kịp thời, chính xác cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa;
- Tiến hành kịp thời, khẩn cấp bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn;
- Ưu tiên cứu người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản;
- Khi thực hiện tìm kiếm phải bảo đảm an toàn đối với người và phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn có liên quan tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân có được xem là nguồn tài chính bảo đảm cho công tác tìm kiếm đường thủy nội địa?
Bảo đảm điều kiện cho hoạt động tìm kiếm đường thủy nội địa được quy định tại khoản 3 Điều 98đ Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, được bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 như sau:
Bảo đảm điều kiện cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Các cơ quan tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa được trang bị phương tiện, thiết bị cứu nạn chuyên dùng phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ cứu nạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Tổ chức, cá nhân có phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn được thanh toán, hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn tài chính bảo đảm cho công tác tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Tài trợ, hỗ trợ, viện trợ và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn;
c) Các nguồn hợp pháp khác.
Theo quy định trên, nguồn tài chính bảo đảm cho công tác tìm kiếm đường thủy nội địa gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Tài trợ, hỗ trợ, viện trợ và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn;
- Các nguồn hợp pháp khác.
Như vậy, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cũng được xem là nguồn tài chính bảo đảm cho công tác tìm kiếm đường thủy nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?