Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như thế nào? Ai có thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước?

CTiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như thế nào? Ai có thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước? - Anh Trung (Đà Nẵng)

Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp nào?

Quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023, các trường hợp tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018:

- Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

- Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước? Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước? (Hình ảnh từ Internet)

Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng yêu cầu nào?

Theo khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023, việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 như sau:

- Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;

- Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;

- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước?

Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15, cơ quan có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau đây:

- Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã hết giá trị lưu giữ, sử dụng trong hoạt động của cơ quan mình.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan đã được giao chủ trì nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này để quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hết giá trị lưu giữ, sử dụng;

- Người đứng đầu đơn vị quyết định việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã hết giá trị lưu giữ, sử dụng trong hoạt động của đơn vị mình;

- Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không có lý do chính đáng thì người tiêu hủy tài liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật;

- Người có trách nhiệm in, sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm tiêu hủy tại chỗ bản dư thừa, bị hỏng sau khi hoàn thành việc in, sao, chụp.

Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?

Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định tại khoản 4 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 như sau:

- Định kỳ hằng năm hoặc trước khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc khi thấy cần thiết cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;

- Người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;

- Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; người được phân công thực hiện nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan, đơn vị; các thành viên khác có liên quan;

- Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm và soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này quyết định;

- Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm: văn bản thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và các tài liệu khác có liên quan.

Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có thông tin trùng lặp được thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Quốc hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

9,473 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào