Nghị định 120 về đơn vị sự nghiệp công lập quy định về vấn đề gì? Đối tượng áp dụng của Nghị định 120?
Nghị định 120 về đơn vị sự nghiệp công lập quy định về vấn đề gì?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành của Nghị định 120/2020/NĐ-CP:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2020, thay thế Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; bãi bỏ các nội dung quy định về tự chủ tổ chức bộ máy và Hội đồng quản lý quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Và tại Điều 1 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể và tự chủ về tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, Nghị định 120 về đơn vị sự nghiệp công lập - Nghị định 120/2020/NĐ-CP có hiệu thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2020 thay thế Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể và tự chủ về tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định 120 về đơn vị sự nghiệp công lập quy định về vấn đề gì? Đối tượng áp dụng của Nghị định 120? (Hình từ Internet)
Đối tượng áp dụng của Nghị định 120 về đơn vị sự nghiệp công lập?
Đối tượng áp dụng của Nghị định 120 về đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP gồm:
(1) Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ (bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài);
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc bộ;
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ.
(2) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài).
(3) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
(4) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(5) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
(6) Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(7) Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan thuộc Chính phủ được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.
Lưu ý: Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ quy định Nghị định 120/2020/NĐ-CP và các quy định của Đảng và của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.
(Theo Điều 28 Nghị định 120/2020/NĐ-CP)
Chế độ cung cấp thông tin, báo cáo về đơn vị sự nghiệp công lập được quy định ra sao theo Nghị định 120?
Chế độ cung cấp thông tin, báo cáo về đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 26 Nghị định 120/2020/NĐ-CP như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ cung cấp thông tin, báo cáo về tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo cơ quan, tổ chức theo quy định.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Cung cấp thông tin về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
+ Định kỳ tổng hợp gửi báo cáo số liệu về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý về bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ trước ngày 20 tháng 12 hàng năm để tổng hợp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn tỉnh là bao nhiêu? Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội?
- Chứng khoán cơ cấu có bao gồm chứng khoán phái sinh? Thành viên có được vay chứng khoán cơ cấu để hoán đổi lấy các lô chứng chỉ quỹ ETF?
- Tải file mẫu biên bản cuộc họp về việc chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động?
- Không nộp tiền thuế tại cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế thì nộp tiền thuế ở đâu? Xác định ngày đã nộp thuế?
- Hình thức bầu cử biểu quyết giơ tay trong Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện trong trường hợp nào?