Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và Nghệ nhân Nhân dân được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”
Danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
2. Có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc, có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương, cụ thể:
a) Nắm giữ kỹ năng, bí quyết; truyền nghề, dạy nghề cho từ 100 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề đặc thù;
b) Trực tiếp thiết kế, chế tác được ít nhất 10 sản phẩm, tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao.
3. Đã có tác phẩm, sản phẩm đạt một trong các tiêu chí sau:
a) Được giải thưởng hoặc được tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp chứng nhận đạt thành tích tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức;
b) Được chọn trưng bày trong các bảo tàng, công trình văn hóa, di tích lịch sử hoặc các sự kiện lớn của đất nước;
c) Được chọn làm mẫu phục vụ công tác giảng dạy tại các trường mỹ thuật hoặc dạy nghề;
d) Được sử dụng vào công trình phục chế di tích lịch sử, văn hóa được chính quyền địa phương nơi có di tích lịch sử, văn hóa xác nhận.
4. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên.
Như vậy, danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng;
+ Có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc, có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công mỹ nghệ của địa phương, cụ thể:
a) Nắm giữ kỹ năng, bí quyết; truyền nghề, dạy nghề cho từ 100 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề đặc thù;
b) Trực tiếp thiết kế, chế tác được ít nhất 10 sản phẩm, tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật cao.
+ Đã có tác phẩm, sản phẩm đạt một trong các tiêu chí sau:
a) Được giải thưởng hoặc được tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp chứng nhận đạt thành tích tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức;
b) Được chọn trưng bày trong các bảo tàng, công trình văn hóa, di tích lịch sử hoặc các sự kiện lớn của đất nước;
c) Được chọn làm mẫu phục vụ công tác giảng dạy tại các trường mỹ thuật hoặc dạy nghề;
d) Được sử dụng vào công trình phục chế di tích lịch sử, văn hóa được chính quyền địa phương nơi có di tích lịch sử, văn hóa xác nhận.
+ Có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và Nghệ nhân Nhân dân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân được quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”
Danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng.
3. Có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc, có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công mỹ nghệ của cả nước, cụ thể:
a) Nắm giữ kỹ năng, bí quyết; truyền nghề, dạy nghề cho từ 150 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề đặc thù hoặc đã đào tạo 01 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”;
b) Sau khi đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”, Nghệ nhân phải trực tiếp thiết kế, chế tác được 02 sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật, đạt giải thưởng hoặc được tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp chứng nhận đạt thành tích tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức.
4. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên.
Như vậy, Danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng.
+ Có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc, có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công mỹ nghệ của cả nước, cụ thể:
a) Nắm giữ kỹ năng, bí quyết; truyền nghề, dạy nghề cho từ 150 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề đặc thù hoặc đã đào tạo 01 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”;
b) Sau khi đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”, Nghệ nhân phải trực tiếp thiết kế, chế tác được 02 sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật, đạt giải thưởng hoặc được tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp chứng nhận đạt thành tích tại các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức.
+ Có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên.
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và Nghệ nhân Nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và Nghệ nhân Nhân dân như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân bao gồm:
a) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” theo Mẫu số 1 và Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 2 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Có một trong các tài liệu chứng minh những đóng góp đối với việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề: Băng hoặc đĩa hình hoặc ảnh mô tả các kỹ năng, kỹ xảo đang nắm giữ hoặc bản chứng thực trong trường hợp cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện, bản photocopy (có bản gốc để đối chiếu) trong trường hợp cá nhân nộp trực tiếp giấy chứng nhận, quyết định tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Giải thưởng, Bằng khen hoặc các tài liệu khác liên quan.
Như vậy, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và Nghệ nhân Nhân dân như sau:
+ Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” theo Mẫu số 1 và Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” theo Mẫu số 2 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Có một trong các tài liệu chứng minh những đóng góp đối với việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề: Băng hoặc đĩa hình hoặc ảnh mô tả các kỹ năng, kỹ xảo đang nắm giữ hoặc bản chứng thực trong trường hợp cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện, bản photocopy (có bản gốc để đối chiếu) trong trường hợp cá nhân nộp trực tiếp giấy chứng nhận, quyết định tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Giải thưởng, Bằng khen hoặc các tài liệu khác liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?