Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với ngạch Văn thư viên chuyên ngành văn thư được quy định như thế nào?
- Ngạch Văn thư viên chuyên ngành văn thư có những nhiệm vụ nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn đối với ngạch Văn thư viên chuyên ngành văn thư được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với ngạch Văn thư viên chuyên ngành văn thư được quy định như thế nào?
- Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch văn thư viên được quy định thế nào?
Ngạch Văn thư viên chuyên ngành văn thư có những nhiệm vụ nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 2/2021/TT-BNV về nhiệm vụ của ngạch Văn thư viên như sau:
Ngạch Văn thư viên
...
2. Nhiệm vụ:
a) Vận hành hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức;
b) Thực hiện quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của công tác văn thư; tổ chức việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu theo yêu cầu của nghiệp vụ công tác văn thư;
c) Trực tiếp thực thi nhiệm vụ công tác văn thư cơ quan và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
...
Theo quy định trên, nhiệm vụ của ngạch Văn thư viên chuyên ngành văn thư là vận hành hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức; và trực tiếp thực thi nhiệm vụ công tác văn thư cơ quan và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
Đồng thời thực hiện quản lý lưu giữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của công tác văn thư; tổ chức việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu theo yêu cầu của nghiệp vụ công tác văn thư.
Ngạch Văn thư viên (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn đối với ngạch Văn thư viên chuyên ngành văn thư được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với ngạch Văn thư viên như sau:
Ngạch Văn thư viên
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về công tác văn thư, quy trình nghiệp vụ và các nhiệm vụ cụ thể của văn thư cơ quan;
b) Có kỹ năng kiểm soát việc bảo đảm tuân thủ đúng thể thức, quy trình, thủ tục, thẩm quyền ban hành văn bản hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
...
Theo đó, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn đối với ngạch Văn thư viên chuyên ngành văn thư là nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về công tác văn thư, quy trình nghiệp vụ và các nhiệm vụ cụ thể của văn thư cơ quan.
Đồng thời có kỹ năng kiểm soát việc bảo đảm tuân thủ đúng thể thức, quy trình, thủ tục, thẩm quyền ban hành văn bản hành chính theo quy định của pháp luật.
Và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với ngạch Văn thư viên chuyên ngành văn thư được quy định như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 2/2021/TT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch Văn thư viên như sau:
Ngạch Văn thư viên
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư - lưu trữ, lưu trữ học, lưu trữ học và quản trị văn phòng. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư - lưu trữ, lưu trữ
...
Như vậy, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với ngạch Văn thư viên chuyên ngành văn thư là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành văn thư - lưu trữ, lưu trữ học, lưu trữ học và quản trị văn phòng.
Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành hoặc chuyên ngành văn thư hành chính, văn thư - lưu trữ, lưu trữ.
Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch văn thư viên được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định về yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch văn thư viên như sau:
Ngạch Văn thư viên
...
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch văn thư viên:
Có thời gian giữ ngạch văn thư viên trung cấp và tương đương, trong đó nếu có thời gian tương đương với ngạch văn thư viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch văn thư viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. Cụ thể như sau:
a) Trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ đào tạo cao đẳng phải có thời gian giữ ngạch văn thư viên trung cấp và tương đương từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự);
b) Trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ đào tạo trung cấp phải có thời gian giữ ngạch văn thư viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Như vậy, yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch văn thư viên là có thời gian giữ ngạch văn thư viên trung cấp và tương đương.
Trong đó nếu có thời gian tương đương với ngạch văn thư viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch văn thư viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 11 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?