Tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
- Tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
- Trách nhiệm của cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là gì?
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH quy định chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp thực hiện theo quy định tại Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH quy định chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp; mẫu chứng chỉ, mẫu bản sao; quản lý phôi và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp.
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, dạy trình độ cao đẳng thực hiện theo quy định tại Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ trung cấp, dạy trình độ cao đẳng; mẫu và quy chế quản lý, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ trung cấp, dạy trình độ cao đẳng.
Tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
- Có chương trình, tài liệu bồi dưỡng được xây dựng, thẩm định và ban hành trên cơ sở chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH.
- Có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của chương trình bồi dưỡng quy định tại Điều 2 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH.
- Có đội ngũ giảng viên đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH.
- Có ít nhất 5 năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Có đủ giảng viên để giảng dạy, trong đó số giảng viên cơ hữu phải đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc tương đương và có ít nhất 5 năm liên tục trực tiếp giảng dạy trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học trở lên.
- Có tối thiểu 30% giảng viên cơ hữu trở lên có chuyên môn đào tạo về sư phạm hoặc giáo dục học hoặc quản lý giáo dục hoặc tâm lý học giáo dục.
Trách nhiệm của cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH quy định trách nhiệm của cơ sở thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm như sau:
- Xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm quy định tại Điều 2 Thông tư 20/2020/TT-BLĐTBXH đảm bảo phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng; cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cho từng đối tượng tham gia bồi dưỡng, đảm bảo đúng quy định hiện hành.
- Quyết định danh sách học viên nhập học; ban hành quy định về quy trình quản lý quá trình học tập, tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và công nhận kết quả học tập của học viên.
- Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng; cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
- Tổng hợp và gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) trước ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?