Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm làm Thẩm phán là gì? Trách nhiệm của Thẩm phán theo quy định pháp luật?
Quy định pháp luật về các ngạch của Thẩm phán
Căn cứ Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về các ngạch của Thẩm phán như sau:
“Điều 66. Các ngạch Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán cao cấp;
c) Thẩm phán trung cấp;
d) Thẩm phán sơ cấp.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
5. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
6. Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.”
Tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán theo quy định pháp luật
Tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán như sau:
“Điều 67. Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”
Như vậy, nếu bạn có đầy đủ được các tiêu chuẩn theo như quy định nêu trên thì bạn hoàn toàn có thể trở thành thẩm phán.
Điều kiện để được bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp
Căn cứ khoản 1, khoản 6 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về điều kiện để được bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp như sau:
“Điều 68. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
[...]
6. Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này và điều kiện quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp các Tòa án quân sự.”
Như vậy, để được bổ nhiệm làm Thẩm phán bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này và có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp Tòa án quân sự.
Trách nhiệm của Thẩm phán theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về trách nhiệm của Thẩm phán như sau:
“Điều 76. Trách nhiệm của Thẩm phán
1. Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
3. Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.
4. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
5. Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.”
Như vậy, sau khi được bổ nhiệm làm thẩm phán thì bạn phải có trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Maket Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng mới nhất? Hướng dẫn trang trí lễ trao tặng Huy hiệu Đảng như thế nào?
- Mức tiền thưởng cụ thể đối với thành tích công tác đột xuất đối với CC, NLĐ tại các tổ chức thuộc Sở Nội vụ TP HCM?
- 7 trường hợp kết quả đấu giá biển số xe bị hủy từ 01/01/2025 thế nào? Hướng dẫn hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe ra sao?
- Thị trường điện giao ngay là gì? Thị trường điện giao ngay tạm ngừng vận hành trong trường hợp nào?
- Thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua hình thức gì? Thẩm quyền tổ chức thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở?