Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn chức danh Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính? Các trường đại học thuộc Bộ Tài chính?
Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn chức danh Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính?
Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn chức danh Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính được quy định tại Điều 4 Quy định Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng trường đại học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của trường đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học. Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục đại học và bản mô tả vị trí việc làm đối với chức danh Hiệu trưởng quy định tại Thông tư số 04/2024/TT-BGDĐT ngày 29/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại Điều 3 quy định này và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
a) Về kinh nghiệm công tác:
- Trường hợp từ nguồn tại chỗ: Có thời gian làm lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương (cộng dồn) trở lên của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng.
- Trường hợp nguồn từ nơi khác: Có thời gian 07 năm công tác (cộng dồn) trở lên trong ngành, lĩnh vực tương ứng, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức danh tương đương Phó Hiệu trưởng.
b) Trình độ chuyên môn: Có trình độ Tiến sĩ, chuyên ngành đào tạo phù hợp với 01 trong các chương trình giảng dạy của Trường. Đối với trường hợp có bằng Tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định;
c) Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học;
đ) Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, trừ tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp quy định tại điểm d, khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp này phải hoàn thiện tiêu chuẩn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm.
Trường hợp đặc biệt (về độ tuổi, kinh nghiệm thực tiễn, bổ nhiệm vượt cấp, quy hoạch) do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo phân cấp quản lý xem xét, quyết định.
Theo đó, Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính phải ó trình độ Tiến sĩ, chuyên ngành đào tạo phù hợp với 01 trong các chương trình giảng dạy của Trường.
Trường hợp có bằng Tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định.
Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn chức danh Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính? Các trường đại học thuộc Bộ Tài chính? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng đối với chức danh Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Quy định Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 thì tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng đối với chức danh Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính như sau:
- Trung thành với lợi ích với Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng;
+ Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật; có tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích của cá nhân;
+ Chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức; tuân thủ kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng và pháp luật.
- Phải được cơ quan có thẩm quyền kết luận bảo đảm tiêu chuẩn chính trị để bổ nhiệm theo Quy định của Bộ Chính trị, Trung ương quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.
Các trường đại học thuộc Bộ Tài chính hiện nay?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 1 Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2188/QĐ-BTC năm 2021 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
4. Một số quy ước về tên gọi các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ
a) Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra và các đơn vị khác thuộc cơ quan Bộ Tài chính: gọi chung là Vụ thuộc cơ quan Bộ,
b) Tổng cục và tương đương thuộc Bộ (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán nhà nước): gọi chung là Tổng cục thuộc Bộ.
c) Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Tài chính - kế toán và Trường Đại học Tài chính - quản trị kinh doanh: gọi chung là cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ.
d) Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Nhà Xuất bản tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và Nhà nghỉ Bộ Tài chính (tại Sầm Sơn, Thanh Hóa): gọi chung là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
đ) Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng và các đơn vị khác thuộc cơ quan Tổng cục: gọi chung là Vụ thuộc Tổng cục.
e) Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước trực thuộc Tổng cục tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: gọi chung là Cục địa phương.
Như vậy, các trường đại học thuộc Bộ Tài chính bao gồm:
- Trường Đại học Tài chính - Marketing.
- Trường Đại học Tài chính - kế toán.
- Trường Đại học Tài chính - quản trị kinh doanh.
- Luật Nhà ở 2023
- Luật Thuế giá trị gia tăng 2024
- Nghị quyết 174/2024/QH15
- Luật khoa học và công nghệ 2013
- Luật Sửa đổi các luật về thuế 2014
- Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016
- Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013
- Nghị quyết 43/2022/QH15
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?