Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 yêu cầu về cấu trúc bảng từ vựng đối với nhà và công trình dân dụng như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 yêu cầu về cấu trúc bảng từ vựng đối với nhà và công trình dân dụng như thế nào? chị N.Y - Hà Nội.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 yêu cầu về cấu trúc bảng từ vựng đối với nhà và công trình dân dụng như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 định nghĩa các thuật ngữ chung áp dụng cho nhà và công trình dân dụng.

Theo đó, tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 yêu cầu về cấu trúc bảng từ vựng đối với nhà và công trình dân dụng như sau:

Các thuật ngữ được sắp xếp theo thể loại để dễ so sánh các khái niệm có liên quan với nhau.

Khi một thuật ngữ chuẩn biểu đạt cho nhiều hơn một khái niệm, mỗi khái niệm sẽ được đưa vào một điều mục riêng và được đối chiếu lẫn nhau khi sử dụng trong các chuyên ngành khác nhau. Khi một thuật ngữ biểu đạt cho nhiều hơn một khái niệm trong cùng một chuyên ngành, các khái niệm này sẽ được liệt kê tại các điều mục kế tiếp nhau và được đánh số riêng rẽ.

Khi có một từ vựng chuẩn tiếng Mỹ hoặc thứ tiếng khác tương đương, từ này sẽ được biểu hiện sau thuật ngữ chuẩn và được ngăn cách bằng dấu gạch chéo có chú giải ghi rõ mã quốc gia tương ứng. Trong trường hợp không có tiếng Mỹ hoặc thứ tiếng khác tương ứng được đưa ra, điều này có nghĩa là thuật ngữ chuẩn này được chấp nhận ở tất cả các nước nói tiếng Anh. Thuật ngữ tiếp sau của thuật ngữ chuẩn mà được thể hiện bằng chữ nghiêng là dạng từ đồng nghĩa không được ưa chuộng.

Khi không có từ phù hợp bằng tiếng Anh, để biểu đạt cho một khái niệm có trong tiếng Pháp, định nghĩa của từ đó sẽ được dịch ra và từ thiếu đó được biểu thị bằng 5 dấu chấm (. . . . .).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 yêu cầu về cấu trúc bảng từ vựng đối với nhà và công trình dân dụng như thế nào? (Hình từ Internet)

Các thuật ngữ cơ bản đối với công trình dân dụng được quy định như thế nào tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012?

Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 quy định các thuật ngữ cơ bản đối với công trình dân dụng như sau:

- Công trình đất (earthworks)

Kết quả của việc thay đổi thực trạng địa hình.

- Hố đào/việc đào đất (excavation)

Kết quả của việc đào, bóc và chuyển đất, đất nền (6.4.9) hoặc các vật liệu (6.1.1) khác ra khỏi nền đất (6.2.1).

- Đê (embankment)

Tiết diện công trình đất (3.2.1), thường được tạo hình bởi công tác đào (3.2.5) hoặc đất nền (6.4.9), trong đó vật được tạo thành cao hơn hoặc thấp hơn cao độ mặt đất (9.2.33) lúc đầu và thường có chiều dài (9.2.18) lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng (9.2.16).

- Đập (bund/berm US)

Đê (3.2.3) thấp.

- Công tác đào (cut)

Vật liệu (6.1.1) được đào lên với số lượng lớn.

Chú thích 1: Tạo ra một vết cắt (3.2.6)

- Vết cắt (cut)

Khoảng trống được hình thành khi thực hiện một khối lượng lớn của hố đào (3.2.2) các vật liệu (6.1.1)

Chú thích 2: Kết quả của công tác đào (3.5.2)

- Công tác đào đắp (cut and fill)

Kỹ thuật công tác đất (7.1.6) nhằm giảm hoặc tăng chênh lệch cao độ mặt đất (9.2.33) bằng cách sử dụng vật liệu (6.1.1) được đào lên từ phần nền (6.2.1) cao hơn để nâng cao độ (9.2.32) của phần nền thấp hơn hoặc ngược lại.

-

. . . . .

Hố đào (3.2.2) mà tại đó công trình ngầm (5.1.4) được xây dựng.

- Đắp nền (made ground/fill US)

Nền (6.2.1) được tạo ra bằng cách sử dụng vật liệu (6.1.1) để phủ lên chỗ lõm hoặc để làm tăng cao độ (9.2.32) khu đất trên công trường xây dựng (3.1.6).

- Taluy (bund wall/retaining earthworks US)

Tường (5.1.7) để tạo ra sự che chắn bao quanh bể chứa hoặc sử dụng để giữ các vật thể chứa bên trong khi bể chứa bị hỏng.

- Chất đống (dumpling/mound US)

Một lượng lớn lớp nền (6.2.1) được đào đắp nhưng tạm thời chuyển đi để cho phép tiến hành thi công xây dựng (7.1.1).

- Hào (trench)

Hố đào (3.2.2) ngoài trời, hẹp và dài, thường có các cạnh thẳng đứng.

- Giếng (shaft)

Hố đào (3.2.2) thẳng đứng hoặc nghiêng, thường có mặt cắt ngang bị giới hạn hơn so với chiều sâu (9.2.15) của nó.

- Hầm mỏ (borrow pit)

Phần do công tác đất (7.1.6) tạo ra các vật liệu (6.1.1) phục vụ cho các công trình đất (3.2.1).

- Hố khoan (borehole)

Hố, thường là thẳng đứng, được khoan nhằm xác định các điều kiện nền đất (6.2.1), dùng để hút nước, các chất lỏng khác hoặc khí ga; hoặc dùng cho công tác đo (7.1.25) cao độ (9.2.32) (mực) nước ngầm.

- Tường chắn đất (retaining wall)

Tường (5.1.7) dùng để bảo vệ cạnh bên cho nền đất (6.2.1) hoặc để chống lại áp lực của một khối lượng lớn các vật liệu (6.1.1) khác.

- Tường chắn (diaphragm wall)

Tường (5.1.7) bằng bêtông (6.4.15) được xây dựng tại hào (3.2.12) được giữ một cách tạm thời bằng dung dịch đất sét thấm nước (3.2.18).

Nghĩa khác: tường chắn - diaphragm wall (5.1.67)

- Đất sét thấm nước (Bentonite)

Loại đất sét căng nở khi hấp thụ nước, được cấu thành nhờ phân hủy tro núi lửa.

-

. . . . .

Bộ phận công trình (5.5.6) kín nước gồm ván bè và tường (5.1.17) để làm hầm (4.2.12).

-

. . . . .

Bộ phận công trình (5.5.6) dành cho đường bộ (3.3.1) hoặc nước trong bê tông đúc sẵn (6.4.21) hoặc thép, có dạng hình trụ, tròn hoặc ovan.

- Tháp nước (water tower)

Công trình dân dụng (3.1.2) có một bể chứa lớn được đặt cao hơn cao độ mặt đất (9.2.33).

- Silo (silo)

Kết cấu (3.1.4) dùng để chứa một lượng lớn vật liệu (6.1.1) rời.

- Đê chắn sóng (breakwater)

Kết cấu (3.1.4) chạy dài nằm trong lòng nước được thiết kế ngăn sóng cho bến cảng hoặc bờ biển.

- Đập (dam)

Tường chắn (5.2.9), tạo ra một hồ chứa (3.2.28), để ngăn mức (9.2.32) nước lên cao, hoặc để ngăn ngừa ngập lụt.

- Đê chắn lũ (flood bank)

Đê (3.2.3) được xây lên để chống lại hoặc kiểm soát mức (9.2.32) lũ.

- Đê quai (cofferdam)

Kết cấu (3.1.4), thường là tạm thời, để bảo vệ cho khu vực nền đất (6.2.1) phụ cận hoặc để ngăn nước hoặc đất (6.2.2) sao cho có thể thi công bên trong nó mà không cần dùng đến bơm bổ sung.

- Ao chứa (swale)

Hơi dốc, thường được kè nặng hoặc lát bằng đá tảng (6.2.4) hoặc bêtông (6.4.15), và đôi khi là vùng đầm lầy, chỗ đất lún, được xây dựng để chứa nước hoặc các chất lỏng khác.

- Tưới tiêu (irrigation)

Cấp nước nhân tạo cho đất (10.1), thường phục vụ cho cây trồng.

- Đập nước (weir)

Kết cấu (3.1.4) bắc ngang qua nơi có thể có nước chảy, được dùng để đo dòng chảy (9.3.41) và/hoặc để điều khiển mức (9.2.32) nước ngược dòng trong một kênh đào (10.8) hoặc kênh mương (5.4.16).

- Cửa cống (penstock/lock gate US)

Cửa di chuyển thẳng đứng giữa các thanh dẫn, thường có hình chữ nhật.

- Đập tràn (spillway)

Lối thoát cho nước thừa của hồ chứa (3.2.38) hoặc kênh mương (5.4.16).

- Đường ống dẫn (pipeline)

Ống dẫn (5.4.17) dài và liên tục, bao gồm cả các thiết bị phụ trợ, được sử dụng để vận chuyển chất lỏng và chất khí.

- Cầu dẫn nước/máng dẫn nước (aqueduct)

Đường dẫn (5.4.14) nước qua một quãng đường dài có hệ kết cấu (5.1.2) đỡ.

- Cống cấp nước (water supply adit)

Đường hầm (3.3.18) dẫn từ một cái giếng (3.2.13) tới phần đất ngập nước, để làm tăng lượng nước cấp sẵn có.

- Hành lang dẫn nước (culvert)

Ống thoát nước (5.4.38) nằm ngang hoặc kết cấu (3.1.4) luồng lạch nằm phía dưới đường bộ (3.3.1), đường sắt (3.3.3) hoặc kênh đào (3.3.64) hoặc xuyên qua đê (3.2.3), có dạng ống dẫn (5.4.17) lớn hoặc kênh mương (5.4.16) kín.

- Công trình thủy công đầu nguồn (headworks)

Các công trình lấy nước và các công trình phụ trợ tại các điểm đầu nguồn cho một công trình kỹ thuật lấy nước (7.1.11).

- Ống chính đặt nổi (rising main)

Đường dẫn nước chính hoặc tiết diện của ống thoát nước có áp (5.4.38) hoặc cống (5.4.41) mà thông qua đó chất lỏng được bơm lên mức (9.2.32) cao hơn.

- Hồ chứa (reservoir)

Ao, hồ hoặc cảng (3.3.67), tự nhiên hoặc nhân tạo, dùng để chứa, điều chỉnh và khống chế nước hoặc các chất lỏng và khí khác.

Thuật ngữ tòa nhà được quy định như thế nào tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012?

Tại tiểu mục 3.1.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 quy định các thuật ngữ cơ bản đối với tóa nhà như sau:

Công trình xây dựng (3.1.1) có chức năng chính là bảo vệ, che chắn cho người ở hoặc vật chứa bên trong; thông thường được bao che một phần hoặc toàn bộ và được thiết kế để nằm thường xuyên ở một chỗ.

Công trình dân dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phân loại công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị
Pháp luật
Công tác láng trong các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 yêu cầu về cấu trúc bảng từ vựng đối với nhà và công trình dân dụng như thế nào?
Pháp luật
Công trình dân dụng, công trình công nghiệp và công trình quốc phòng, an ninh bao gồm những công trình nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng là gì? Có bao nhiêu loại công trình dân dụng theo quy định hiện nay?
Pháp luật
TCXD 29:1991 về chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - tiêu chuẩn thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo các quy định chung nào?
Pháp luật
Nguyên tắc phân loại công trình dân dụng là gì? Phân cấp công trình dân dụng thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình dân dụng
881 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình dân dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình dân dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào