Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 quy định chung về đào tạo người vận hành cần trục như thế nào?

Tôi muốn hỏi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 quy định chung về đào tạo người vận hành cần trục như thế nào? - câu hỏi của chị M.L (Hưng Yên).

Phạm vi áp dụng và quy định chung của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 về đào tạo người vận hành cần trục như thế nào?

Tại Mục 1, 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 có nêu rõ phạm vi áp dụng và quy định chung của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 về đào tạo người vận hành cần trục như sau:

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định việc đào tạo tối thiểu cho người vận hành cần trục để phát triển các kỹ năng vận hành cơ bản và truyền đạt kiến thức cần thiết để sử dụng đúng các kỹ năng này.

Tiêu chuẩn này quy định kế hoạch đào tạo tổng thể và cụ thể cho từng loại cần trục (ví dụ cần trục tháp, cần trục tự hành, v.v...).

Giả định rằng các học viên còn chưa có kinh nghiệm thực tế trong việc điều khiển cần trục. Đây không phải là điều kiện để đánh giá khả năng hoặc trình độ chuyên môn của học viên.

Quy định chung

Việc điều khiển cần trục phải kết hợp với sự an toàn cho người và tài sản trong vùng hoạt động của cần trục. Các cần trục thường là thiết bị có giá trị lớn, giữ vị trí quan trọng trong quá trình làm việc. Do đó người vận hành phải được lựa chọn cẩn thận và phải được đào tạo cơ bản bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Một điều quan trọng nữa là các cá nhân trong đội xếp dỡ tải (người xếp dỡ tải, người báo hiệu, người giám sát) cũng phải được đào tạo thích hợp.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 quy định chung về đào tạo người vận hành cần trục như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 quy định chung về đào tạo người vận hành cần trục như thế nào? (Hình từ Internet)

Kiến thức, năng lực cần thiết và mục tiêu đào tạo người vận hành cần trục là gì?

Tại Mục 3,4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 có nêu rõ kiến thức năng lực cần thiết và mục tiêu đào tạo của người vận hành cần trục như sau:

Kiến thức và năng lực cần thiết

Người vận hành ít nhất phải 18 tuổi và được công nhận có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp. Phải xem xét các mục sau:

Về thể chất:

- Có khả năng nghe và nhìn tốt;

- Không bị chóng mặt khi làm việc trên cao;

- Không bị bệnh tật hoặc sức khỏe yếu;

- Không nghiện rượu hoặc ma túy.

Về tinh thần:

- Chịu được áp lực công việc;

- Tâm lý bình tĩnh;

- Có ý thức trách nhiệm.

Các bài kiểm tra có thể được sử dụng để đánh giá năng lực của các học viên (kỹ năng làm việc thủ công, ý thức chung, khả năng tự kiểm soát bản thân, sự bình tĩnh, tính chính xác, khả năng phối hợp chuyển động và phản xạ).

Các học viên phải có khả năng đọc và hiểu ngôn ngữ trên các biển báo và tài liệu của cần trục.

Nếu người vận hành có nhiệm vụ di chuyển cần trục trên đường thì phải hiểu biết các điều luật liên quan, phải có các giấy tờ và bằng lái phù hợp theo quy định của luật pháp quốc gia.

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo gồm:

- Cung cấp kiến thức sâu về các quy định áp dụng cho cần trục và môi trường xung quanh để áp dụng các quy định này tại mọi thời điểm;

- Cung cấp kiến thức về tín hiệu bằng tay và truyền thông vô tuyến cũng như thiết bị và kỹ thuật treo tải để cho phép người vận hành có thể:

+ Thực hiện các thao tác một cách hiệu quả và không gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác;

+ Thực hiện các thao tác thông thường và các thao tác khẩn cấp với cần trục;

- Cung cấp kiến thức kỹ thuật về cần trục, các đặc tính của chúng và các biểu đồ tải trọng, các cơ cấu và thiết bị an toàn để có thể:

+ Điều khiển các cần trục cùng loại khác;

+ Sử dụng tối ưu các đặc tính của cần trục;

+ Phát hiện các khiếm khuyết;

+ Thực hiện việc kiểm tra hàng ngày;

+ Biết cách sử dụng tài liệu;

- Rèn luyện các kỹ năng cần thiết, bao gồm:

+ Thực hiện chính xác các chuyển động và kết hợp các chuyển động;

+ Xác định tải trọng và khoảng cách;

+ Sử dụng tối ưu các thiết bị và dụng cụ điều khiển trong cabin của người vận hành.

Quy trình và nội dung đào tạo của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 về đào tạo người vận hành cần trục như thế nào?

Tại Mục 5,6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 có nêu rõ quy trình và nội dung đào tạo của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-1:2018 về đào tạo người vận hành cần trục như sau:

Quy trình đào tạo

- Thời lượng và nội dung đào tạo phải đủ để đạt được các mục tiêu đào tạo.

- Việc đào tạo phải chú trọng hướng đến phương diện thực hành điều khiển cần trục (ít nhất 75 % thời lượng đào tạo) và việc đào tạo lý thuyết phải được kiểm tra thông qua các kỹ năng vận hành.

- Đối với đào tạo thực hành, giai đoạn tiếp quản cần trục phải được thực hiện cho từng học viên trên mỗi cần trục cùng với giảng viên, ở các giai đoạn tiếp theo không nên có quá hai học viên tại cùng thời điểm, ngoại trừ các cần trục được trang bị đặc biệt dành riêng cho mục đích đào tạo. Mỗi giảng viên không được giám sát nhiều hơn ba cần trục.

- Việc đào tạo phải được đánh giá bằng các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành, được thiết kế để đánh giá xem các mục tiêu đào tạo đã đạt được hay chưa.

Nội dung đào tạo

Nội dung chương trình đào tạo là một yếu tố quan trọng để đáp ứng các mục tiêu đào tạo. Nội dung này bao gồm các yêu cầu đánh giá và chương trình.

Với mỗi học phần các yêu cầu đánh giá phải xác định được:

- Mức độ hiểu biết mà học viên cần đạt được;

- Thời gian được phân bổ (tùy theo từng học viên);

- Các phương pháp, cách thức, công cụ trợ giảng và phương tiện truyền thông được đề nghị.

Các mục nêu trên không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.

Chương trình đào tạo là danh sách các học phần cần phải giảng dạy. Chương trình được đưa ra dưới dạng các chủ đề và không phụ thuộc vào trình tự thời gian.

Người vận hành cần trục
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tấm mái hiên thạch cao ngoài trời là gì? Tính chất cơ lý của tấm mái hiên thạch cao ngoài trời được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13590-1:2023 (IEC 60309-1:2021) phân loại các phụ kiện như thế nào?
Pháp luật
Độ chặt K của nền đường ô tô được quy định như thế nào? Sai số cho phép so với thiết kế về các yếu tố hình học của nền đường ô tô sau thi công?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6905: 2001 về phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt trong thang máy thủy lực thế nào?
Pháp luật
Chuỗi cung ứng rượu vang là gì? Cơ sở trồng nho có trách nhiệm gì trong việc cung ứng rượu vang?
Pháp luật
Bộ phận cảm biến nhiệt được lắp đặt ở đâu trên bình chứa khí chữa cháy? Nhiệt độ làm việc của bộ phận cảm biến nhiệt?
Pháp luật
Mâm giàn giáo là gì? Yêu cầu chung về an toàn đối với mâm giàn giáo là gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Cá Hồi vân mẫn cảm với vi rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở giai đoạn nào? Cá Hồi vân bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN có dấu hiệu bệnh tích như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5867:2009 yêu cầu an toàn về cabin đối với các loại thang máy dẫn động bằng điện ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015) xác định sự tác động của chất lỏng trong Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người vận hành cần trục
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,072 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người vận hành cần trục Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào