Tiêu chuẩn giám đốc bệnh viện công yêu cầu bằng ngoại ngữ loại gì? Hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm giám đốc bệnh viện thế nào?
Tiêu chuẩn giám đốc bệnh viện công yêu cầu bằng ngoại ngữ loại gì?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn đối với giám đốc bệnh viện như sau:
Điều 7. Giám đốc và tương đương
1. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên; đối với đơn vị hạng I và hạng đặc biệt: tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tương đương trở lên.
2. Trình độ lý luận chính trị, quản lý:
a) Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị hoặc có xác nhận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cấp có thẩm quyền;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp Vụ hoặc tương đương.
3. Kinh nghiệm trong công tác, quản lý: Đã giữ chức vụ quản lý cấp phó đơn vị hoặc tương đương từ 01 năm trở lên hoặc đã giữ chức vụ quản lý cấp khoa/phòng và tương đương từ 05 năm trở lên.
Như vậy theo quy định này với chức danh Giám đốc bệnh viện không quy định trình độ ngoại ngữ chị nhé.
Tiêu chuẩn giám đốc bệnh viện công yêu cầu bằng ngoại ngữ loại gì?
Điều kiện bổ nhiệm giám đốc bệnh viện công như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 27 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 thì việc bổ nhiệm giám đốc của bệnh viện công phải đảm bảo các điều kiện như sau:
Điều 27. Điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm được quy định tại Quyết định này.
2. Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp đơn vị mới thành lập, chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được cấp có thẩm quyền xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
4. Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
a) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi công tác phải đủ một nhiệm kỳ;
c) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
5. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Thủ tục bổ nhiệm giám đốc bệnh viện công như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 30 Quyết định 2969/QĐ-BYT năm 2021 về thủ tục bổ nhiệm như sau:
Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm.
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có nhu cầu bổ nhiệm viên chức quản lý trình Ban Cán sự Đảng bằng văn bản về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm. Ban Cán sự Đảng họp xem xét, có Nghị quyết về chủ trương bổ nhiệm, chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của đơn vị.
- Nhân sự đã làm việc thường xuyên 12 tháng trở lên tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ viện - trường, nếu xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý tại đơn vị sự nghiệp đó thì thực hiện như đối với nguồn nhân sự tại chỗ.
Bước 2: Thực hiện quy trình bổ nhiệm
* Đối với nguồn nhân sự tại chỗ.
- Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn thực hiện quy trình bổ nhiệm người đứng đầu và bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế; giám sát việc thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
- Chậm nhất sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày Ban Cán sự Đảng có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo trình tự cụ thể quy định tại khoản 2 Điều này.
* Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác.
- Trường hợp nhân sự do đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có văn bản đề xuất bổ nhiệm từ nguồn nhân sự bên ngoài đơn vị
Chậm nhất sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày Ban Cán sự Đảng có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm từ nguồn nhân sự bên ngoài đơn vị, Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận thống nhất và chỉ đạo tiến hành một số công việc theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
- Trường hợp nhân sự do Ban Cán sự Đảng dự kiến bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ thì sau khi có Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng phê duyệt chủ trương, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế tiến hành như sau:
+ Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị sự nghiệp nơi tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm của Ban Cán sự Đảng.
+ Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác về chủ trương bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch nhân sự.
+ Gặp nhân sự được dự kiến bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định về nhân sự.
Bước 3: Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị sự nghiệp xin ý kiến kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị của nhân sự dự kiến bổ nhiệm, hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm gửi Ban Cán sự Đảng.
Bước 4: Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ bổ nhiệm, báo cáo Ban Cán sự Đảng.
Bước 5: Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định (Phiếu biểu quyết theo Mẫu phiếu 01).
Bước 6: Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định bổ nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký, ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?