Tiêu chuẩn để ghi nhận tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định thế nào?
- Tiêu chuẩn để ghi nhận tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định thế nào?
- Theo dõi tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc thế nào?
- Việc hạch toán tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc thế nào?
Tiêu chuẩn để ghi nhận tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định thế nào?
Đối với tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ghi nhận theo các tiêu chuẩn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 35/2019/TT-NHNN, cụ thể như sau:
- Đối với tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất sử dụng cho hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. Những tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, là tài sản cố định nếu thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn dưới đây:
+ Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
+ Nguyên giá tài sản có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
- Đối với tài sản cố định vô hình: Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà Ngân hành Nhà nướcđã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn đối với tài sản cố định hữu hình, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình.
Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn về tài sản cố định hữu hình thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí của Ngân hàng nhà nước.
Tiêu chuẩn để ghi nhận tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Theo dõi tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc thế nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 352019/TT-NHNN quy định mọi tài sản cố định phải được phản ánh, theo dõi đầy đủ và có hệ thống trên phân hệ FA (Phân hệ Quản lý Tài sản (Fixed Assets)). Cụ thể thực hiện như sau:
- Mỗi tài sản cố định phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định. Khi phát sinh việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa phải thực hiện theo dõi theo từng tài sản cố định.
- Khi nhập tài sản cố định, trường hợp tài sản cố định là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian trích khấu hao khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó thì đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải phân loại theo mỗi bộ phận tài sản đó;
Mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
- Mỗi tài sản cố định phải được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định - Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định
- Đối với những tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
Việc hạch toán tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc thế nào?
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định về nguyên tắc hạch toán tài sản cố định tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
- Việc theo dõi và hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu tại các đơn vị Ngân hành Nhà nước được thực hiện trên Hệ thống phần mềm kế toán.
- Các đơn vị Ngân hành Nhà nước thực hiện hạch toán kế toán trên Hệ thống phần mềm kế toán theo sổ tay hướng dẫn vận hành Hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hành Nhà nước.
- Các thành viên tham gia quy trình hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, vật liệu tại các đơn vị Ngân hành Nhà nước phải tuân thủ quy định về luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu và tập hợp chứng từ kế toán trên Hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hành Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?