Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển từ ngày 15/8/2023 được quy định như thế nào tại Thông tư 17/2023/TT-BGTVT?
Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển từ ngày 15/8/2023 được quy định như thế nào?
Căn cứ tại quy định cũ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn của đăng kiểm viên tàu biển như sau:
- Tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành có liên quan đến đóng mới, sửa chữa, khai thác tàu biển, công trình biển và chế tạo sản phẩm công nghiệp.
- Hoàn thành các khóa tập huấn nghiệp vụ mới, bổ sung, cập nhật cho đăng kiểm viên tàu biển về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức.
- Có chứng chỉ tiếng Anh: TOEIC đạt từ 450 điểm trở lên, hoặc IELTS đạt từ 4.5 trở lên, hoặc TOEFL CBT đạt từ 133 điểm trở lên, hoặc TOEFL PBT 450 điểm trở lên, hoặc TOEFL IBT đạt từ 45 điểm trở lên, hoặc có bằng cử nhân Anh văn, hoặc tốt nghiệp đại học trở lên tại các trường giảng dạy bằng tiếng Anh.
- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật.
- Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển và đánh giá hàng năm.
- Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển đủ 02 (hai) năm trở lên.
Theo quy định mới tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn của đăng kiểm viên tàu biển như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
- Hoàn thành các khóa tập huấn nghiệp vụ mới, bổ sung, cập nhật cho đăng kiểm viên tàu biển về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển
- Có thời thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển tối thiểu: 03 (ba) tháng đối với người đã là đăng kiểm viên của tổ chức đăng kiểm quốc tế là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp quốc tế (IACS), người đã có trên 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc vận hành tàu thủy, công trình biển; 06 (sáu) tháng đối với người đã có từ 01 (một) đến 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc vận hành tàu thủy, công trình biển; 01 (một) năm đối với các trường hợp khác.
Như vậy, có thể thấy theo quy định mới thì tiêu chuẩn của đăng kiểm viên đã được sửa đổi tiêu chuẩn về bằng cấp, chứng chỉ tiếng anh, tiêu chuẩn về công nghệ thông tin, tiêu chuẩn về kỳ đánh giá, thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển.
Thông tư 17/2023/TT-BGTVT: Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên tàu biển từ ngày 15/8/2023 được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Đăng kiểm viên tàu biển có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT, quy định như sau:
Trách nhiệm của đăng kiểm viên tàu biển
Đăng kiểm viên tàu biển có trách nhiệm thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển (sau đây gọi là phương tiện) và sản phẩm công nghiệp phù hợp với các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm viên, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật.
Theo đó, đăng kiểm viên tàu biển có trách nhiệm thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển (sau đây gọi là phương tiện) và sản phẩm công nghiệp phù hợp với các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm viên, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật.
Đăng kiểm viên tàu biển có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT, quy định như sau:
Quyền hạn của đăng kiểm viên tàu biển
1. Được yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, quản lý phương tiện, sản phẩm công nghiệp cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết để thực hiện công tác đăng kiểm, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
2. Được bảo lưu và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp khi ý kiến của mình khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật, sự phù hợp của đối tượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá.
3. Được ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định.
4. Được từ chối thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá nếu công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận, hoặc khi nhận thấy các điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
Như vậy, đăng kiểm viên tàu biển có những quyền hạn như đã nêu trên trên.
Thông tư 17/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023. Các khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 9, khoản 10, khoản 11 và khoản 12 Điều 1 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề xuất về tài chính dự án đầu tư công trình năng lượng một giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu nào?
- Tỷ lệ xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ?
- Nghị định 178 năm 2024 có áp dụng với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi không? Đối tượng áp dụng Nghị định 178 2024 thế nào?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc dành cho từng loại hình doanh nghiệp? Download mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc?
- Tiền thưởng Tết cho nhân viên không được tính để trừ chi phí hợp lý cho doanh nghiệp trong trường hợp nào?