Tiêu chuẩn cụ thể của Trợ lý Tổng Bí thư? Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư? Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác của trợ lý Tổng Bí thư?
Tiêu chuẩn cụ thể của Trợ lý Tổng Bí thư? Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư?
Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 có quy định tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với chức danh trợ lý của Trợ lý Tổng Bí thư như sau:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về lĩnh vực được phân công; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu; có khả năng phối hợp công tác.
- Giữ chức vụ trưởng hoặc tương đương hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương vụ trưởng trở lên ít nhất là 3 năm; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021, việc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Trợ lý, thư ký của đồng chí lãnh đạo nào thì do đồng chí lãnh đạo đó giới thiệu hoặc cơ quan nơi đồng chí lãnh đạo làm việc đề xuất theo yêu cầu của đồng chí lãnh đạo, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện tại Điều 4 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021.
- Chức danh trợ lý, thư ký nằm trong tổng số biên chế được giao của từng cơ quan và bảo đảm liên thông với các vị trí tương đương khác trong hệ thống chính trị.
- Khi thôi đảm nhiệm chức danh trợ lý, thư ký nếu còn tuổi công tác thì tập thể lãnh đạo cơ quan, cấp ủy hoặc tổ chức đảng (nơi trợ lý, thư ký công tác) căn cứ tình hình thực tế và năng lực, sở trường của cán bộ để bố trí, sắp xếp, điều động công tác theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Việc phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức vụ mới được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử của Đảng.
Tiêu chuẩn cụ thể của Trợ lý Tổng Bí thư? Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư? (hình từ Internet)
Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác của trợ lý Tổng Bí thư?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 có quy định:
Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác
1. Tuổi bổ nhiệm
a) Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý của chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này phải còn trong độ tuổi lao động.
b) Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Khoản 2, Điều 2 Quy định này phải còn đủ 5 năm công tác trở lên; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Tuổi công tác
a) Thời gian công tác của trợ lý, thư ký chức vụ lãnh đạo tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Quy định này gắn với thời gian công tác của đồng chí lãnh đạo. Việc chuyển công tác hoặc nghỉ công tác trong thời gian đảm nhiệm chức danh trợ lý, thư ký do đồng chí lãnh đạo xem xét, quyết định.
b) Thời gian công tác của trợ lý chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 2 Quy định này gắn với thời gian công tác của đồng chí lãnh đạo và không quá 65 tuổi đối với nam, 63 tuổi đối với nữ.
c) Thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 2 và Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý của Tổng Bí thư là phải còn trong độ tuổi lao động.
Và thời gian công tác của trợ lý Tổng Bí thư gắn với thời gian công tác của đồng chí Tổng Bí thư. Việc chuyển công tác hoặc nghỉ công tác trong thời gian đảm nhiệm chức danh trợ lý do đồng chí Tổng Bí thư xem xét, quyết định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trợ lý Tổng Bí thư?
Nhiệm vụ và quyền hạn của trợ lý Tổng Bí thư được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 như sau:
Nhiệm vụ của trợ lý Tổng Bí thư
Trợ lý Tổng Bí thư có những nhiệm vụ như sau:
- Tham mưu, đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của đồng chí lãnh đạo.
- Chủ động nắm tình hình, nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích, tham mưu, đề xuất những nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của đồng chí lãnh đạo.
- Trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan tham mưu, chuẩn bị văn bản, bài viết, bài phát biểu… theo yêu cầu của đồng chí lãnh đạo.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của đồng chí lãnh đạo.
Quyền hạn của trợ lý Tổng Bí thư
Trợ lý Tổng Bí thư có những quyền hạn như sau:
- Được phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ; theo dõi tiến độ thực hiện các công việc được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công việc.
- Được mời tham dự và phát biểu trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo thuộc phạm vi công việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ lục giảm thuế GTGT 2025 từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP? Tải về Phụ lục giảm thuế GTGT 2025 chi tiết?
- Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là gì? Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định thế nào?
- Nghị định 177/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng ra sao?
- Sau ngày 1 1 2025 mới cập nhật sinh trắc học được không? Hướng dẫn xác thực sinh trắc học 1 1 2025?
- Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?