Tiêu chí xác định kinh tế trang trại như thế nào? Việc thống kê và theo dõi tình hình kinh tế trang trại được thực hiện vào khoảng thời gian nào?
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại như thế nào?
Trước tiên, cần lưu ý là không phải sản xuất, chăn nuôi tập trung ở bất cứ cơ sở nào cũng được coi là kinh tế trang trại. Để được công nhận là kinh tế trang trại cần phải hội tụ nhiều điều kiện như quy mô, giá trị kinh tế thu được… Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT thì cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
"Điều 3. Tiêu chí kinh tế trang trại
1. Đối với trang trại chuyên ngành:
a) Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
b) Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
c) Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn;
d) Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở lên;
đ) Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình quân đạt 0,35 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.
2. Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên."
Như vậy tùy theo loại hình trang trại mà tiêu chí kinh kế sẽ được quy định với các mức khác nhau.
Việc thống kê và theo dõi tình hình kinh tế trang trại được thực hiện vào khoảng thời gian nào? (Hình từ Internet)
Các cơ quan có thực hiện thống kê và theo dõi tình hình kinh tế trang trại định kì hay không?
Nội dung này được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
"Điều 5. Theo dõi, thống kê và chế độ báo cáo về kinh tế trang trại
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, phổ biến tiêu chí kinh tế trang trại cho cá nhân, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã;
b) Triển khai theo dõi, thống kê, cập nhật các biến động về chủ trang trại, diện tích đất sản xuất, loại trang trại;
c) Lập sổ theo dõi phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chế độ báo cáo về kinh tế trang trại theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo về kinh tế trang trại trên địa bàn xã trong năm gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
b) Trước ngày 19 tháng 12 hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo về kinh tế trang trại trong năm trên địa bàn tỉnh gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8, khoản 4 Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước."
Như vậy hằng năm Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo về kinh tế trang trại trên địa bàn xã trong năm.
Việc thống kê và theo dõi tình hình kinh tế trang trại được thực hiện vào khoảng thời gian nào?
Không có quy định về thời gian thực hiện báo cáo bắt đầu từ khi nào, tuy nhiên về thời gian chốt số liệu báo cáo thực hiện theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 09/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 12. Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ
1. Báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
2. Báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
4. Báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
5. Đối với các báo cáo định kỳ khác, thời gian chốt số liệu do cơ quan ban hành chế độ báo cáo quy định, nhưng phải đáp ứng các quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 11 Nghị định này."
Như vậy thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm sẽ là ngày 14 tháng 12.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được pháp luật quy định như thế nào?
- Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng đúng không?
- Quy chế quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định những gì?
- Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là gì? Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng?
- Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?