Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo chức năng, nhiệm vụ được thực hiện như thế nào?
- Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo chức năng, nhiệm vụ được thực hiện như thế nào?
- Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính bao gồm những gì?
- Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập có nằm trong nội dung thẩm định hay không?
Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo chức năng, nhiệm vụ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BKHDT quy định về tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng phục vụ quản lý nhà nước:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng nghiên cứu phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật thuộc ngành, lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, phát triển hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng hỗ trợ, phục vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác phục vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê.
- Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê theo danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đơn vị sự nghiệp công lập vừa phục vụ quản lý nhà nước vừa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BKHDT và một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BKHDT.
- Việc xác định loại hình đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BKHDT do cấp có thẩm quyền thành lập quyết định.
Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo chức năng, nhiệm vụ được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BKHDT quy định về tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo mức tự chủ về tài chính như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.
- Đơn vị sự nghiệp công lập do Ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
- Việc xác định mức tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BKHDT thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập có nằm trong nội dung thẩm định hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
1. Cơ quan, tổ chức thẩm định
a) Bộ Nội vụ thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Vụ (Ban) tổ chức cán bộ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
đ) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có quy định của pháp luật chuyên ngành về các tiêu chí, điều kiện hoạt động thì cơ quan thẩm định về các tiêu chí, điều kiện hoạt động này do pháp luật chuyên ngành quy định.
2. Nội dung thẩm định, gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mục tiêu, phạm vi, đối tượng, tên gọi, loại hình tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Hồ sơ, thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định;
d) Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công lập khi được thành lập;
đ) Việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc một trong những nội dung cần thẩm định khi thẩm định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng áp dụng Nghị định 179/2024/NĐ-CP về thu hút nhân tài? Tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng chính sách này?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 73 về khen thưởng mới nhất? Nghị định 73 về khen thưởng áp dụng đối với ai?
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?