Tiết lộ giới tính thai nhi bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Hành vi cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hành vi lựa chọn giới tính thai nhi có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh dân số quy định về nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: Tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.
- Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: Xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, ....
- Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.
Như vậy, căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP thì hành vi lựa chọn giới tính thai nhi bị nghiêm cấm, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Tiết lộ giới tính thai nhi bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Tiết lộ giới tính thai nhi bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ Điều 98 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, khi tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:
+ Đối với cá nhân có hành vi tiết lộ giới tính thai nhi sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi. Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
+ Trường hợp là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi (do thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân, căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP). Đồng thời còn bị xử phạt bổ sung tương tự như đối với cá nhân.
Cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 99 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
+ Cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;
+ Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Theo đó, khi tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:
+ Đối với cá nhân có hành vi cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đồng thời bị đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi.
+ Trường hợp là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (do thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân, căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) và hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục tương tự như cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về xác định số dư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như thế nào?
- Mẫu Báo cáo thực hiện khuyến mại theo Nghị định 128? Nộp báo cáo thực hiện khuyến mại khi nào?
- Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm những thành phần nào? Quyết nghị của Hội đồng trường có hiệu lực khi nào?
- Quy định về các khoản thu trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan nào? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam do ai triệu tập?