Tiếp tục giữ phân loại bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A? Đề xuất 2 tình huống chuyển từ phòng chống dịch sang quản lý bền vững?

Tôi muốn hỏi về việc phòng chống dịch COVID-19. Trong tình hình mới hiện nay thì việc phòng chống dịch COVID-19 được thực hiện như thế nào? Bệnh COVID-19 được xem là bệnh truyền nhiễm nhóm nào? Mục tiêu trong việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 là gì? Tôi xin cảm ơn!

Tiếp tục giữ phân loại bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A?

Căn cứ Mục 1 Dự thảo Tờ trình ban hành kèm Công văn 3168/BYT-DP năm 2022 về biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trong việc phân loại bệnh COVID-19 như sau:

Tiếp tục giữ phân loại bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A

Thứ nhất: Khái niệm Bệnh truyền nhiễm nhóm A1 gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh truyền nhiễm nhóm B2 gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Bệnh COVID-19 đã được Bộ Y tế phân loại là bệnh truyền nhiễm nhóm A3 .

Thứ hai: Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay Hiện nay, công tác phòng chống dịch COVID-19 là tổng hợp các biện pháp y tế, hành chính và kinh tế - xã hội, tập trung các biện pháp sau:

- Các biện pháp y tế:

+ Các biện pháp chung áp dụng trong phòng chống dịch (không phân biệt nhóm bệnh, bao gồm: (1) Công bố dịch/ Công bố hết dịch; (2) Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp; (3) Kiểm dịch y tế biên giới; (4) Điều tra, truy vết người tiếp xúc; (5) Xét nghiệm các trường hợp người tiếp xúc, nghi ngờ mắc bệnh; (6) Sử dụng vắc xin; (7) Thông tin, giáo dục, truyền thông; (8) Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch; (9) Kinh phí, dự trữ quốc gia, quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch; (10) Huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động phòng chống dịch; (11) Hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch; (12) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Biện pháp hành chính và kinh tế - xã hội Các biện pháp chung áp dụng trong phòng chống dịch (chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định, trừ Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định biện pháp xã hội đối với bệnh COVID-19), bao gồm: (1) Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời, (2) Vận tải hành khách, (3) Lưu thông, vận chuyển hàng hóa, (4) Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, (5) Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp, (6) Hoạt động cơ quan, công sở, (7) Các cơ sở tôn, giáo, tín ngưỡng, thờ tự, (8) Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, (9) Ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ ba: Từng bước giảm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và áp dụng linh hoạt các biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A và một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B phù hợp với thực tế tình hình dịch Hiện nay, trên cơ sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 của WHO, Bộ Y tế đề xuất Phương án Bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 – 2023, trong đó có 2 tình huống:

- Tình huống 1: Chủng vi rút vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng. Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.

- Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong, bao gồm các biện pháp đặc thù như: (1) Giám sát phát hiện; (2) Kiểm soát ra vào vùng có dịch; (3) Cách ly/ theo dõi sức khỏe; (4) Khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; (5) Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (6) Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt. Do đó, việc phòng chống dịch phải linh hoạt theo chuyển biến dịch bao gồm cả nhóm A và nhóm B nên các biện pháp đáp ứng chống dịch điều chỉnh chuyển dần từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B để thích ứng linh hoạt việc kích hoạt trở lại các biện pháp phòng, chống dịch mạnh, quyết liệt khi vi rút SARS-CoV-2 biến đổi.

Biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới như thế nào? Giai đoạn chuyển tiếp giữa phòng chống đại dịch và quản lý bền vững?

Tiếp tục giữ phân loại bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A? Đề xuất 2 tình huống chuyển từ phòng chống dịch sang quản lý bền vững?

Giai đoạn chuyển tiếp giữa phòng chống đại dịch và quản lý bền vững như thế nào?

Căn cứ Mục 2 Dự thảo Tờ trình ban hành kèm Công văn 3168/BYT-DP năm 2022 về biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trong việc phân loại bệnh COVID-19 như sau:

Chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam mà hiện Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa phòng chống đại dịch và quản lý bền vững.

- Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu ghi nhận số ca mắc mới, tử vong đang giảm nhưng không đồng đều ở các quốc gia, một số nước sau một thời gian giảm đã có sự gia tăng trở lại, một số quốc gia duy trì chính sách “Zero COVID-19” đã có sự bùng phát các ổ dịch trong cộng đồng như Trung Quốc, Triều Tiên...

- WHO nhận định dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành. Ngày 31/3/2022, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra kế hoạch nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 với điều kiện cơ bản là tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 đạt trên 70% dân số trên phạm vi toàn cầu và kiểm soát được số mắc mới và tử vong do COVID-19. WHO cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

- Tại Việt Nam, với nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của người dân, chúng ta cũng đã đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 cao gần 80% dân số tiêm đủ 2 mũi vắc xin trở lên, trong đó nhóm tuổi 18 trở lên đã đạt khoảng 100%, nhóm 12 đến dưới 18 tuổi đạt trên 96,7%, nhóm 5 đến dưới 12 tuổi đã triển khai tiêm trong tháng 4 và phấn đấu cơ bản hoàn thành trong tháng 6/2022.

- Số mắc mới và tử vong do COVID-19 tại Việt Nam cũng có xu hướng giảm tương đối ổn định từ cuối tháng 3 đến nay, trong những ngày gần đây chỉ ghi nhận dưới 1.000 ca/ ngày (so với thời kỳ đỉnh dịch khoảng trên 170.000 ca/ ngày), số tử vong cũng giảm rõ, một số ngày gần đây ghi nhận dưới 5 ca/ngày.

Mục tiêu cụ thể trong việc tiêm vắc xin phòng COVID-19?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2022 quy định mục tiêu cụ thể như sau:

"2. Mục tiêu cụ thể
a) Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19
- Đến hết quý I năm 2022: hoàn thành việc tiêm mũi 02 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 03 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm.
- Bảo đảm đủ vắc xin và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022."

Như vậy, mục tiêu cụ thể trong việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 được đề ra cụ thể và rõ ràng theo quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,382 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào