Tiền lãi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà doanh nghiệp phải chịu là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Tiền lãi trốn đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu là bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là mấy năm?
Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mộ trong những hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 2 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định.
Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 7, khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP dưới đây:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
...
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định thì mức phạt tại khoản 5 Điều 39 nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc doanh nghiệp đóng đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp và nộp thêm khoản tiền lãi cho thời gian chậm đóng theo như quy định.
Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động (Hình từ Internet)
Tiền lãi trốn đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu là bao nhiêu?
Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg như sau:
- Trường hợp trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
- Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân gửi cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an để thống nhất thực hiện.
Thời hiệu xử phạt doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là mấy năm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, cụ thể:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?