Tiện ích thư viện được hiểu như thế nào? Thư viện có cần thực hiện truyền thông về nội dung tiện ích thư viện không?
Tiện ích thư viện là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Tiện ích thư viện là trang thiết bị phục vụ nhu cầu của người sử dụng, người làm công tác thư viện trong việc thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản, khai thác tài nguyên thông tin và phát huy giá trị của thư viện.
Như vậy, tiện ích thư viện là trang thiết bị phục vụ nhu cầu của người sử dụng, người làm công tác thư viện trong việc thu thập, xử lý, lưu giữ, bảo quản, khai thác tài nguyên thông tin và phát huy giá trị của thư viện.
Tiện ích thư viện là gì? (Hình từ Internet)
Thư viện có cần thực hiện truyền thông về nội dung tiện ích thư viện không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Truyền thông thư viện
1. Thư viện thực hiện truyền thông các nội dung sau đây:
a) Tài nguyên thông tin;
b) Sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện;
c) Tiện ích thư viện;
d) Nhân lực thư viện;
đ) Nội dung khác liên quan đến thư viện phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hình thức truyền thông thư viện bao gồm:
a) Trưng bày, triển lãm giới thiệu sách, sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện; giao lưu, tọa đàm, hội nghị, hội thảo, thuyết trình; tổ chức sự kiện văn hóa, giáo dục liên quan đến thư viện;
b) Xây dựng quan hệ công chúng, hình ảnh của thư viện;
c) Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, thư viện thực hiện truyền thông các nội dung sau đây:
- Tài nguyên thông tin;
- Sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện;
- Tiện ích thư viện;
- Nhân lực thư viện;
- Nội dung khác liên quan đến thư viện phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, thư viện cần thực hiện truyền thông về nội dung tiện ích thư viện. Và việc này có thể thực hiện bằng các hình thức sau:
- Trưng bày, triển lãm giới thiệu sách, sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện; giao lưu, tọa đàm, hội nghị, hội thảo, thuyết trình; tổ chức sự kiện văn hóa, giáo dục liên quan đến thư viện;
- Xây dựng quan hệ công chúng, hình ảnh của thư viện;
- Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập là trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 45 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện
1. Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, nhân sự cho thư viện hoạt động và phát triển theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý tổ chức và nhân sự thư viện.
3. Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp cho người làm công tác thư viện.
5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân nộp tài liệu học tập, bài giảng, tài liệu tham khảo, khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học cho thư viện thuộc cơ sở giáo dục, thư viện thuộc cơ quan, tổ chức nơi học tập, nghiên cứu, công tác.
6. Vận động cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cung cấp miễn phí cho thư viện tài liệu, xuất bản phẩm, ấn phẩm do cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương xuất bản.
7. Có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập.
8. Kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật.
9. Thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Luật này khi thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.
10. Bảo đảm điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
11. Bảo đảm thư viện trong cơ sở giáo dục có nguồn tài nguyên thông tin phát triển; gắn hoạt động thư viện với chương trình học phù hợp với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục; phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách thư viện và bố trí người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện.
12. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập thư viện có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam làm việc tại thư viện được tham gia các tổ chức, đoàn thể và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, việc có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?