Tiến hành phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim thì người bệnh được cho nằm ở tư thế nào? Sau khi phẫu thuật thì người bệnh cần theo dõi như thế nào?
Tiến hành phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim thì người bệnh được cho nằm ở tư thế nào?
Phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐÓNG DÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH VÀO CÁC BUỒNG TIM
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa có gối độn dưới vai.
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
- Mở đường giữa xương ức.
- Lắp đặt hệ thống ống động mạch, tĩnh mạch, kết nối tim với hệ thống tim phổi máy nhân tạo. Bơm dung dịch liệt tim để ngừng tim (nếu cần thiết)
- Xác định chính xác vị trí động mạch vành dò vào buồng tim. Phẫu tích bộc lộ vị trí rò và buộc thắt thử vị trí rò trong 15 phút.
- Kiểm tra trên điện tâm đồ. Đóng lại chỗ dò bằng hai nút chỉ nếu không có biểu hiện thiếu máu cơ tim.
- Cầm máu, đặt hệ thống dẫn lưu.
- Đóng màng tim, xương ức, thành ngực.
Theo đó, có thể thấy rằng khi tiến hành phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim thì người bệnh được cho nằm ở tư thế nằm ngửa có gối độn dưới vai.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Sau phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim thì người bệnh cần theo dõi như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐÓNG DÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH VÀO CÁC BUỒNG TIM
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi
- Xét nghiệm khí máu, điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau về buồng hồi sức được 15- 30 phút. Chụp Xquang ngực tại giường.
- Huyết động, hô hấp, dẫn lưu, nước tiểu 30phút- 1 giờ/1 lần, trong 24 giờ đầu hoặc lâu hơn tuỳ tình trạng huyết động.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc trợ tim, lợi tiểu, giảm đau, truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Thuốc chống đông: Dùng heparin đường tĩnh mạch. Cần kiểm tra đông máu hàng ngày (APTT, TP), liều lượng thuốc chống đông đảm bảo duy trì APTT= 40- 50 giây, TP= 35- 40%.
- Lí liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau phẫu thuật.
...
Theo đó, sau phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim thì người bệnh cần phải theo dõi những yêu tố sau;
- Xét nghiệm khí máu, điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau về buồng hồi sức được 15- 30 phút. Chụp Xquang ngực tại giường.
- Huyết động, hô hấp, dẫn lưu, nước tiểu 30phút- 1 giờ/1 lần, trong 24 giờ đầu hoặc lâu hơn tuỳ tình trạng huyết động.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc trợ tim, lợi tiểu, giảm đau, truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Thuốc chống đông: Dùng heparin đường tĩnh mạch. Cần kiểm tra đông máu hàng ngày (APTT, TP), liều lượng thuốc chống đông đảm bảo duy trì APTT= 40- 50 giây, TP= 35- 40%.
- Lí liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau phẫu thuật.
Như vậy, để đảm bảo hồi phục cũng như không phát sinh sự cố thì cần theo dõi kỹ các yếu tố trên.
Xử lý tai biến sau phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐÓNG DÒ ĐỘNG MẠCH VÀNH VÀO CÁC BUỒNG TIM
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
...
2. Xử trí tai biến
- Chảy máu, tràn dịch màng tim, chèn ép tim: bù dịch, máu, mổ lại
- Suy tim cấp: tìm nguyên nhân, thay đổi thuốc trợ tim, can thiệp ngoại khoa…
- Viêm trung thất, xương ức: mổ lại.
- Tan máu.
Như vậy, theo quy định trên xử lý tai biến sau phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim thì xử lý như sau:
- Chảy máu, tràn dịch màng tim, chèn ép tim: bù dịch, máu, mổ lại
- Suy tim cấp: tìm nguyên nhân, thay đổi thuốc trợ tim, can thiệp ngoại khoa…
- Viêm trung thất, xương ức: mổ lại.
- Tan máu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?