Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
- Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quản lý tại đâu?
- Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội?
Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quản lý tại đâu?
Việc quản lý Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 8 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Quản lý Quỹ Dự phòng rủi ro
1. Quỹ Dự phòng rủi ro do BHXH Việt Nam trích lập, hạch toán và quản lý tập trung tại BHXH Việt Nam.
2. Hàng năm, BHXH Việt Nam thực hiện tính, trích và mở sổ theo dõi hạch toán các khoản trích lập, thu hồi, chi từ Quỹ Dự phòng rủi ro theo quy định của chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho BHXH Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội do bảo hiểm xã hội Việt Nam trích lập, hạch toán và quản lý tập trung tại bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quản lý tại đâu? (Hình từ Internet)
Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 7 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro
1. Hàng năm, BHXH Việt Nam trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro bằng 2% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định (kể cả số được trích trên số chi trả BHXH do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an nhân dân thực hiện).
2. Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của hai năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định.
3. Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của ba năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định.
4. Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của bốn năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 0,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định. Đến khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.
5. Sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro đến khi số dư Quỹ thấp hơn số trích của bốn năm trước liền kề thì hàng năm trích tiếp Quỹ Dự phòng rủi ro là 0,5 % trên tổng số lệ phí chi trả được tính theo quy định cho đến khi Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.
Như vậy, theo quy định, tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
(1) Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro bằng 2% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định.
(2) Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của hai năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích.
(3) Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của ba năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1% trên tổng số lệ phí chi trả được trích.
(4) Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của bốn năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 0,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích.
Đến khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.
(5) Sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro đến khi số dư Quỹ thấp hơn số trích của bốn năm trước liền kề thì hàng năm trích tiếp Quỹ Dự phòng rủi ro là 0,5 % trên tổng số lệ phí chi trả được tính theo quy định cho đến khi Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.
Ai có thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội?
Thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 5 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro để xử lý các khoản tổn thất trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp do nguyên nhân khách quan.
Như vậy, theo quy định, Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro để xử lý các khoản tổn thất trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp do nguyên nhân khách quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối với thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm thì thành viên ngoài nhà trường bắt buộc phải là các giáo viên?
- Mẫu Chương trình công tác toàn khóa của chi bộ mới nhất? Tải mẫu? Chương trình công tác toàn khóa của chi bộ là gì?
- Mẫu Biên bản nghiệm thu, bàn giao dịch vụ công nghệ thông tin để đưa vào sử dụng mới nhất? Tải mẫu?
- Mẫu đề cương giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu đề cương?
- Mẫu đơn điều chỉnh giấy phép xây dựng theo Nghị định 175? Điều chỉnh giấy phép xây dựng cần giấy tờ gì?