Thuyền trưởng trả hoa tiêu đường thủy nội địa không đúng địa điểm theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
- Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc đón trả hoa tiêu đường thủy nội địa được quy định thế nào?
- Thuyền trưởng trả hoa tiêu đường thủy nội địa không đúng địa điểm theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt thuyền trưởng trả hoa tiêu đường thủy nội địa không đúng địa điểm theo quy định không?
Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc đón trả hoa tiêu đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Theo Điều 75 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, điểm a khoản 2 Điều 23 Luật phí và lệ phí 2015 quy định về trách nhiệm của thuyền trưởng trong thời gian thuê hoa tiêu như sau:
Trách nhiệm của thuyền trưởng trong thời gian thuê hoa tiêu
1. Thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo cho hoa tiêu về tính năng và đặc điểm của phương tiện, tàu biển; bảo đảm an toàn cho hoa tiêu khi lên hoặc rời phương tiện, tàu biển; cung cấp cho hoa tiêu các điều kiện làm việc và sinh hoạt trong thời gian hoa tiêu ở trên phương tiện, tàu biển.
2. Sau khi kết thúc nhiệm vụ, nếu hoa tiêu không thể rời phương tiện, tàu biển tại ví trí đã thoả thuận thì thuyền trưởng phải tìm biện pháp để hoa tiêu rời phương tiện, tàu biển và chịu chi phí để hoa tiêu trở về nơi đã tiếp nhận hoa tiêu.
Theo quy định trên, sau khi kết thúc nhiệm vụ, nếu hoa tiêu không thể rời phương tiện, tàu biển tại ví trí đã thoả thuận thì thuyền trưởng phải tìm biện pháp để hoa tiêu rời phương tiện, tàu biển và chịu chi phí để hoa tiêu trở về nơi đã tiếp nhận hoa tiêu.
Giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Thuyền trưởng trả hoa tiêu đường thủy nội địa không đúng địa điểm theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 39 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu của phương tiện như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu của phương tiện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phương tiện không treo cờ hiệu hoặc không sử dụng đèn hiệu theo quy định khi xin hoa tiêu hoặc khi hoa tiêu có mặt trên phương tiện.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không sử dụng hoa tiêu theo quy định đối với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng hoa tiêu;
b) Không thông báo hoặc thông báo không chính xác cho hoa tiêu biết về đặc điểm và tính năng điều động của phương tiện;
c) Không bảo đảm điều kiện làm việc cho hoa tiêu trong thời gian hoa tiêu ở trên tàu hoặc không có thang hoa tiêu hoặc thang hoa tiêu không bảo đảm an toàn theo quy định hoặc thang hoa tiêu được bố trí tại nơi không phù hợp hoặc không có các biện pháp bảo đảm an toàn khác cho hoa tiêu lên, rời phương tiện;
d) Đình chỉ hoặc yêu cầu thay thế hoa tiêu mà không có lý do chính đáng;
đ) Đón trả hoa tiêu không đúng địa điểm theo quy định.
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, thuyền trưởng trả hoa tiêu đường thủy nội địa không đúng địa điểm theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt thuyền trưởng trả hoa tiêu đường thủy nội địa không đúng địa điểm theo quy định không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa
...
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra Chi cục Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đoàn thanh tra Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, thuyền trưởng trả hoa tiêu đường thủy nội địa không đúng địa điểm theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?