Thuyền trưởng hạng tư trên phương tiện thủy nội địa được chở bao nhiêu khách? Nếu có người ốm trên phương tiện thì thuyền trưởng xử lý như thế nào?
- Thuyền trưởng hạng tư trên phương tiện thủy nội địa được chở tối đa bao nhiêu khách?
- Phương tiện thủy nội địa đang hoạt động mà có người ốm thì thuyền trưởng hạng tư phải giải quyết như thế nào?
- Khi đang hành nghề thì thuyền trưởng hạng tư có cần phải mang theo giấy chứng nhận khả năng chuyên môn không?
Thuyền trưởng hạng tư trên phương tiện thủy nội địa được chở tối đa bao nhiêu khách?
Thuyền trưởng hạng tư trên phương tiện thủy nội địa được chở tối đa bao nhiêu khách, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT như sau:
Đảm nhiệm chức danh thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
1. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:
a) Phương tiện chở khách ngang sông cỡ nhỏ theo Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ;
b) Phương tiện chở khách có sức chở đến 20 (hai mươi) khách;
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 100 tấn;
d) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 100 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 400 sức ngựa.
2. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
a) Phương tiện chở khách có sức chở đến 50 (năm mươi) khách;
b) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa;
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 500 tấn;
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn;
đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.
3. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:
a) Phương tiện chở khách có sức chở đến 100 (một trăm) khách;
b) Phà có sức chở đến 100 (một trăm) khách và đến 350 tấn hàng hóa;
c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 1000 tấn;
d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;
đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, đ khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.
…
Theo quy định trên thì thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư thì được đảm nhiệm thuyền trưởng trên phương tiện chở đến 20 khách.
Như vậy, theo quy định trên thì thuyền trưởng hạng tư trên phương tiện thủy nội địa được chở tối đa 20 khách.
Thuyền trưởng hạng tư trên phương tiện thủy nội địa được chở tối đa bao nhiêu khách? (Hình từ Internet)
Phương tiện thủy nội địa đang hoạt động mà có người ốm thì thuyền trưởng hạng tư phải giải quyết như thế nào?
Phương tiện thủy nội địa đang hoạt động mà có người ốm thì thuyền trưởng hạng tư phải giải quyết theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT như sau:
Thuyền trưởng
…
8. Phương tiện đang hoạt động nếu có trường hợp sinh đẻ, tử vong hoặc ốm đau, tai nạn, thuyền trưởng phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định như sau:
a) Khi có người ốm đau, tai nạn, phải tổ chức sơ cứu cho nạn nhân, nếu nghiêm trọng phải kịp thời đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất;
b) Khi có người sinh đẻ hoặc tử vong, phải lập biên bản với sự tham gia của 02 (hai) nhân chứng. Biên bản sinh con phải thể hiện rõ nội dung thời gian sinh, giới tính và tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Biên bản tử vong phải ghi rõ những tài sản, giấy tờ kèm theo của người chết; phải quản lý biên bản và tài sản đó để giao lại cho chính quyền địa phương và thân nhân người chết.
…
Như vậy, theo quy định trên thì phương tiện thủy nội địa đang hoạt động mà có người ốm thì thuyền trưởng hạng tư phải giải quyết như sau: Khi có người ốm đau phải tổ chức sơ cứu cho người đó, nếu nghiêm trọng phải kịp thời đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
Khi đang hành nghề thì thuyền trưởng hạng tư có cần phải mang theo giấy chứng nhận khả năng chuyên môn không?
Khi đang hành nghề thì thuyền trưởng hạng tư có cần phải mang theo giấy chứng nhận khả năng chuyên môn không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT như sau:
Bố trí chức danh thuyền viên
1. Việc bố trí các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa và lập danh bạ thuyền viên tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều biểu định biên thuyền viên khác nhau, chủ phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân thuê phương tiện phải bố trí chức danh, định biên thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa của biểu định biên thuyền viên có chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa cao nhất.
3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phải được mang theo người khi hành nghề.
Như vậy, theo quy định trên thì thuyền trưởng hạng tư khi đang hành nghề phải mang theo giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?