Nghĩa vụ của thuyền trưởng có bao gồm việc giám sát hàng hóa được bốc lên tàu khi đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa?

Theo quy định về hàng hải Việt Nam thì nghĩa vụ của thuyền trưởng có bao gồm việc giám sát hàng hóa được bốc lên tàu khi đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa? Thuyền trưởng không được bán hàng hóa nếu chưa có chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu? Anh T.P (Bình Thuận).

Nghĩa vụ của thuyền trưởng có bao gồm việc giám sát hàng hóa được bốc lên tàu khi đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa?

Nghĩa vụ của thuyền trưởng đối với hàng hóa được xem xét quy định tại Điều 53 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:

Nghĩa vụ của thuyền trưởng
1. Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện trách nhiệm để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, chất lượng thuyền bộ và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển và người ở trên tàu biển trước và trong khi tàu biển đang hành trình.
3. Thường xuyên giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện.
4. Có biện pháp để hàng hóa trên tàu biển không bị hư hỏng, mất mát; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa; phải tận dụng mọi khả năng thông báo cho những người có lợi ích liên quan biết về những sự kiện đặc biệt liên quan đến hàng hóa.
5. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu biển, người và các tài sản khác trên tàu biển; ngăn ngừa việc vận chuyển người, hàng hóa bất hợp pháp trên tàu biển.
6. Đưa tàu biển đến cảng an toàn gần nhất và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu, người, tài sản trên tàu và tài liệu của tàu trong trường hợp cảng trả hàng hoặc cảng trả khách bị phong tỏa, chiến tranh đe dọa hoặc trong tình trạng khẩn cấp khác.
7. Tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và sau đó cứu thuyền viên trong trường hợp tàu biển có nguy cơ bị chìm đắm hoặc bị phá huỷ.
Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu biển sau khi đã tìm mọi cách cứu nhật ký hàng hải, hải đồ và tài liệu quan trọng khác của tàu biển.
8. Không được rời tàu biển khi tàu biển đang gặp nguy hiểm, trừ trường hợp việc rời tàu là hết sức cần thiết.
...

Theo đó, thuyền trưởng có những nghĩa vụ được liệt kê như nêu trên bao gồm nghĩa vụ thường xuyên giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện.

Do đó, mặc dù đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa bốc lên tàu nhưng thuyền trưởng vẫn có nghĩa vụ giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, được sắp xếp và bảo quản trên tàu biển một cách hợp lý.

Giám sát hàng hóa được bốc lên tàu

Nghĩa vụ của thuyền trưởng có bao gồm việc giám sát hàng hóa được bốc lên tàu khi đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa? (Hình từ Internet)

Thuyền trưởng được bán hàng hóa trên tàu mà không cần chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu khi nào?

Quyền của thuyền trưởng được quy định tại Điều 54 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:

Quyền của thuyền trưởng
6. Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu biển trong phạm vi quy định tại khoản 5 Điều này, nếu việc chờ nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ tàu không có lợi hoặc không thực hiện được.
7. Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để có đủ các điều kiện cần thiết cho việc kết thúc chuyến đi thì có quyền cầm cố hoặc bán một phần hàng hóa sau khi đã tìm mọi cách xin chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu mà không được. Trong trường hợp này, thuyền trưởng phải giảm tới mức thấp nhất sự thiệt hại của chủ tàu, người thuê vận chuyển và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa.
8. Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phẩm dự trữ thì có quyền sử dụng một phần hàng hóa là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu. Việc sử dụng này phải được lập biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phẩm đã sử dụng.

Có một số trường hợp, tình huống được nêu tại khoản 6, 7 và khoản 8 Điều này thì khi rơi vào những trường hợp đó thì thuyền trưởng có quyền bán tài sản hoặc là hàng hóa trên tàu. Việc bán này phải tuân thủ quy định tại các khoản này, các quy định khác có liên quan.

Thuyền trưởng nhân danh chủ tàu vay tín dụng để sửa chữa tàu biển được không?

Một trong các quyền của thuyền trưởng được quy định tại Điều 54 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, trong đó khoản 5 có quy định thuyền trưởng có quyền nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên, cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi.

Cho nên, khi cần thiết thì thuyền trưởng có quyền nhân danh chủ tàu vay tín dụng để sửa chữa tàu biển.

Lưu ý, việc vay tín dụng này cần được giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, không được phép vay vượt quá mức.

Thuyền trưởng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghĩa vụ của thuyền trưởng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nghĩa vụ của thuyền trưởng có bao gồm việc giám sát hàng hóa được bốc lên tàu khi đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa?
Pháp luật
Thuyền trưởng hạng tư trên phương tiện thủy nội địa được chở bao nhiêu khách? Nếu có người ốm trên phương tiện thì thuyền trưởng xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thuyền trưởng hạng hai trên phương tiện thủy nội địa được chở tối đa bao nhiêu khách? Có cần mang theo giấy chứng nhận khi hành nghề không?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký dự thi cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất trên phương tiện thủy nội địa gồm những gì?
Pháp luật
Chủ tàu và thuyền trưởng tàu biển Việt Nam có những trách nhiệm gì đối với học viên thực tập trên tàu?
Pháp luật
Thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng ra sao?
Pháp luật
Chức danh thuyền trưởng tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Trách nhiệm cụ thể của người thuyền trưởng trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa như thế nào? Đảm nhận chức danh thuyền trưởng theo quy định pháp luật ra sao?
Pháp luật
Thuyền trưởng điều khiển tàu biển đi ngược chiều trong luồng quy định một chiều thì có bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuyền trưởng
1,065 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuyền trưởng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuyền trưởng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào