Thủy điện Thác Bà được mở hết toàn bộ các cửa xả cửa tràn khi nào? Thủy điện Thác Bà báo cáo số liệu của tất cả các lần quan trắc đo đạc cho ai?
- Thủy điện Thác Bà được mở hết toàn bộ các cửa xả cửa tràn và các cửa lấy nước vào tuabin khi nào?
- Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà phải báo báo số liệu của tất cả các lần quan trắc đo đạc trong suốt thời gian làm nhiệm vụ điều tiết chống lũ cho ai?
- Khi các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã hết khả năng cắt lũ mà mực nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn tiếp tục lên cao trong thời gian vận hành mùa lũ thì xử lý thế nào?
Thủy điện Thác Bà được mở hết toàn bộ các cửa xả cửa tràn và các cửa lấy nước vào tuabin khi nào?
Theo quy định tại Điều 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng ban hành kèm Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 như sau:
Vận hành đảm bảo an toàn công trình
1. Việc vận hành đảm bảo an toàn công trình do Giám đốc đơn vị quản lý vận hành quyết định và phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình kỹ thuật được Bộ Công Thương ban hành. Trong thời gian lũ lên, việc mở các cửa xả của các hồ phải tiến hành lần lượt để tổng lưu lượng xả xuống hạ du không được lớn hơn tổng lưu lượng đến hồ cộng trừ sai số cho phép là lưu lượng xả của một cửa xả đáy.
...
5. Vận hành đảm bảo an toàn công trình thủy điện Thác Bà:
Khi mực nước hồ Thác Bà đã ở cao trình 58m mà dự báo lũ sông Chảy tiếp tục lên, mực nước hồ có thể vượt cao trình 59,6m, bắt đầu chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình: mở dần các cửa đập tràn, các cửa lấy nước vào tuabin để khi mực nước hồ đạt cao trình 59,6m, toàn bộ các cửa xả của tràn và các cửa lấy nước vào tuabin đã được mở hết.
...
Theo đó, thủy điện Thác Bà được mở hết toàn bộ các cửa xả của tràn và các cửa lấy nước vào tuabin khi mực nước hồ đạt cao trình 59,6m để đảm bảo an toàn công trình thủy điện Thác Bà.
Thủy điện Thác Bà được mở hết toàn bộ các cửa xả của tràn khi nào? (Hình từ Internet)
Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà phải báo báo số liệu của tất cả các lần quan trắc đo đạc trong suốt thời gian làm nhiệm vụ điều tiết chống lũ cho ai?
Theo khoản 2 Điều 27 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng ban hành kèm Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 có quy định:
Trách nhiệm về cung cấp thông tin, số liệu trong mùa lũ
...
2. Các Công ty Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Huội Quảng - Bản Chát và Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà:
a) Báo cáo cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Tuyên Quang, Bộ Công Thương, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia số liệu của tất cả các lần quan trắc đo đạc trong suốt thời gian làm nhiệm vụ điều tiết chống lũ:
- Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu các hồ theo các giờ quan trắc;
- Lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả, lưu lượng tháo qua tuabin theo các giờ quan trắc;
- Dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ, theo lưu lượng đến hồ.
b) Báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Tuyên Quang và Bộ Công Thương về trạng thái làm việc của công trình mỗi ngày một lần vào lúc 07 giờ sáng trong suốt mùa lũ.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà phải báo báo số liệu của tất cả các lần quan trắc đo đạc trong suốt thời gian làm nhiệm vụ điều tiết chống lũ cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Tuyên Quang, Bộ Công Thương, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
Việc báo cáo có thể được thực hiện bằng các hình thức sau:
- Bằng fax;
- Chuyển bản tin bằng liên lạc;
- Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;
- Thông tin trực tiếp qua điện thoại.
Khi các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã hết khả năng cắt lũ mà mực nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn tiếp tục lên cao trong thời gian vận hành mùa lũ thì xử lý thế nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng ban hành kèm Quyết định 740/QĐ-TTg năm 2019 có quy định trong thời gian vận hành mùa lũ, khi các hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã hết khả năng cắt lũ mà mực nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn tiếp tục lên nhanh, hoặc xảy ra các tình huống ngoài dự kiến quy định tại Quy trình này đe dọa đến an toàn đê điều, công trình, hạ du hoặc xảy ra các tình huống khẩn cấp khác thì:
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc thực hiện trách nhiệm đã được phân công, phân cấp và phối hợp trong ứng phó tình hạng khẩn cấp về thiên tai theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều hoặc nhận định có khả năng xuất hiện trận lũ lớn hơn lũ 500 năm xuất hiện một lần, nhưng nhỏ hơn lũ thiết kế công trình hồ Sơn La (lũ 10.000 năm xuất hiện một lần), Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng chính phủ xem xét quyết định sử dụng một phần dung tích chống lũ cho công trình để cắt giảm lũ cho hạ du nhưng phải đảm bảo an toàn công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?