Thường trực Hội đồng nhân dân họp thường kỳ bao lâu một lần? Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức tiếp công dân như thế nào?
Thường trực Hội đồng nhân dân họp thường kỳ bao lâu một lần?
Căn cứ vào Điều 106 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Tại phiên họp, Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Khi xét thấy cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tham dự.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định thời gian, chương trình, chỉ đạo việc chuẩn bị và chủ tọa phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân được Chủ tịch Hội đồng nhân dân ủy quyền chủ tọa phiên họp.
4. Thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, nếu vì lý do đặc biệt không thể tham gia thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
5. Đại diện Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
6. Đại diện Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, các cơ quan, tổ chức hữu quan có thể được mời tham dự phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân khi bàn về vấn đề có liên quan.
7. Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm chuẩn bị các dự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Tại phiên họp, Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
Thường trực Hội đồng nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Khi xét thấy cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tham dự.
Thường trực Hội đồng nhân dân họp thường kỳ bao lâu một lần?
(Hình từ Internet)
Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức tiếp công dân như thế nào?
Căn cứ vào Điều 107 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Tiếp công dân của Thường trực Hội đồng nhân dân:
1. Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình tiếp công dân; xây dựng các quy định, thủ tục về tiếp công dân bảo đảm đúng pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương; sắp xếp lịch tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân; bố trí công chức có đủ trình độ, năng lực và am hiểu về pháp luật để làm nhiệm vụ tiếp công dân; tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử.
2. Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải có lịch tiếp công dân. Tùy theo yêu cầu của công việc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân bố trí số lần tiếp công dân trong tháng. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tiếp công dân, nhưng ít nhất mỗi quý Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải bố trí thời gian 01 ngày để trực tiếp tiếp công dân.
Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình tiếp công dân;
- Xây dựng các quy định, thủ tục về tiếp công dân bảo đảm đúng pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương;
- Sắp xếp lịch tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Bố trí công chức có đủ trình độ, năng lực và am hiểu về pháp luật để làm nhiệm vụ tiếp công dân;
- Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân tại nơi tiếp công dân ở địa phương mà đại biểu ứng cử.
Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải có lịch tiếp công dân.
- Tùy theo yêu cầu của công việc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân bố trí số lần tiếp công dân trong tháng.
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tiếp công dân, nhưng ít nhất mỗi quý Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải bố trí thời gian 01 ngày để trực tiếp tiếp công dân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân là gì?
Căn cứ vào Điều 105 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân như sau:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân lãnh đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân.
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực Hội đồng nhân dân phân công; tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?