Thương nhân sản xuất khí cần thực hiện những yêu cầu gì để quản lý chất lượng khí được sản xuất trong nước thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia?
- Để quản lý chất lượng khí được sản xuất trong nước thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thương nhân sản xuất cần thực hiện những yêu cầu gì?
- Thương nhân sản xuất cần thực hiện những yêu cầu gì để quản lý chất lượng khí được sản xuất trong nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia?
- Phương tiện đo được sử dụng để xác định lượng khí trong mua bán, thương nhân sản xuất khí cần bảo đảm những quy định gì về đo lường?
Để quản lý chất lượng khí được sản xuất trong nước thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thương nhân sản xuất cần thực hiện những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 20/2019/TT-BKHCN quy định khí thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như sau:
Khí thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Khí được sản xuất, chế biến, pha chế trong nước thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thương nhân sản xuất, chế biến, pha chế khí thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
2. Công bố hợp quy trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp; công bố tiêu chuẩn áp dụng. Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
3. Bảo đảm chất lượng khí phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và tiêu chuẩn công bố áp dụng;
4. Khí sản xuất, chế biến, pha chế trong nước khi xuất khẩu bị nước nhập khẩu trả lại, thương nhân xuất khẩu thực hiện các yêu cầu sau:
a) Thực hiện kiểm tra thử nghiệm chất lượng đối với từng lô khí thành phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, chỉ đưa vào lưu thông các lô khí có chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, tiêu chuẩn công bố áp dụng;
b) Lưu giữ kết quả kiểm tra thử nghiệm của từng lô khí và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
5. Thực hiện ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Như vậy, khí được sản xuất trong nước thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thương nhân sản xuất khí thực hiện các yêu cầu được quy định cụ thể trên.
Quản lý chất lượng khí được sản xuất trong nước (Hình từ Internet)
Thương nhân sản xuất cần thực hiện những yêu cầu gì để quản lý chất lượng khí được sản xuất trong nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 20/2019/TT-BKHCN quy định khí không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như sau:
Khí không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Khí được sản xuất, chế biến, pha chế trong nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, thương nhân sản xuất, chế biến, pha chế khi thực hiện các yêu cầu sau:
1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với từng loại khí theo quy định;
2. Bảo đảm chất lượng khí phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
3. Khí sản xuất, chế biến, pha chế trong nước khi xuất khẩu bị nước nhập khẩu trả lại, thương nhân xuất khẩu thực hiện các yêu cầu sau:
a) Thực hiện kiểm tra thử nghiệm chất lượng đối với từng lô khí thành phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, chỉ đưa vào lưu thông các lô khí có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;
b) Lưu giữ kết quả kiểm tra thử nghiệm của từng lô khí và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Thực hiện ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Như vậy, để quản lý chất lượng khí được sản xuất trong nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, thương nhân sản xuất thực hiện các yêu cầu sau:
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với từng loại khí theo quy định;
- Bảo đảm chất lượng khí phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
- Khí sản xuất trong nước khi xuất khẩu bị nước nhập khẩu trả lại, thương nhân xuất khẩu thực hiện các yêu cầu sau:
+ Thực hiện kiểm tra thử nghiệm chất lượng đối với từng lô khí thành phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, chỉ đưa vào lưu thông các lô khí có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;
+ Lưu giữ kết quả kiểm tra thử nghiệm của từng lô khí và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
+ Thực hiện ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Phương tiện đo được sử dụng để xác định lượng khí trong mua bán, thương nhân sản xuất khí cần bảo đảm những quy định gì về đo lường?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2019/TT-BKHCN quy định như sau:
Quy định về đo lường đối với phương tiện đo trong xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, chế biến, pha chế, kinh doanh mua bán khí; kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng xuất, nhập khẩu khí, bồn chứa khí, kho chứa LPG chai; kinh doanh dịch vụ vận chuyển khí; nạp, cấp khí; bán lẻ LPG chai
Thương nhân kinh doanh khí bảo đảm các quy định về đo lường sau:
1. Phương tiện đo được sử dụng để xác định lượng khí trong mua bán, thanh toán bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có phạm vi đo phù hợp với lượng khí cần đo;
b) Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường và trong thời hạn giá trị của chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định);
c) Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phù hợp với đặc tính kỹ thuật đo lường của mẫu phương tiện đo đã được phê duyệt theo quy định;
d) Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của phương tiện đo được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định;
đ) Lắp đặt, bảo quản và sử dụng phù hợp với hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu;
...
Như vậy, phương tiện đo được sử dụng để xác định lượng khí trong mua bán, thương nhân sản xuất khí cần bảo đảm những quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?