Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là tổ chức kinh tế muốn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu gồm các tài liệu nào?
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là gì?
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là tổ chức kinh tế muốn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu gồm các tài liệu nào?
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam gồm các nội dung nào?
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là gì?
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 90/2007/NĐ-CP thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Thương mại.
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là tổ chức kinh tế muốn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu gồm các tài liệu nào?
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là tổ chức kinh tế muốn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 90/2007/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo mẫu của Bộ Thương mại.
b) Bản giải trình và hồ sơ chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
c) Bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân nước ngoài là cá nhân.
d) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương và bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật; báo cáo tài chính và hoạt động của năm trước đó đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế.
đ) Văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài mở tài khoản ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt và phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam chứng nhận và thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là tổ chức kinh tế muốn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu theo mẫu của Bộ Thương mại.
- Bản giải trình và hồ sơ chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương và bản sao giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật; báo cáo tài chính và hoạt động của năm trước đó đối với thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế.
- Văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài mở tài khoản ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam gồm các nội dung nào?
Giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 90/2007/NĐ-CP có quy định về nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu như sau:
Nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
1. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
a) Tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc trụ sở chính, quốc tịch của thương nhân nước ngoài.
b) Chữ ký mẫu của thương nhân nước ngoài là cá nhân hoặc của đại diện thương nhân nước ngoài là tổ chức để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
c) Loại hàng hoá được thực hiện quyền xuất khẩu, loại hàng hóa được thực hiện quyền nhập khẩu.
d) Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu tối đa là 5 (năm) năm.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc trụ sở chính, quốc tịch của thương nhân nước ngoài.
- Chữ ký mẫu của thương nhân nước ngoài là cá nhân hoặc của đại diện thương nhân nước ngoài là tổ chức để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
- Loại hàng hoá được thực hiện quyền xuất khẩu, loại hàng hóa được thực hiện quyền nhập khẩu.
- Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?