Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không? Đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu hàng hóa có phải là công việc của dịch vụ logistics?

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?

Theo Điều 235 Luật Thương mại 2005 có quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;
c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;
d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không? (Hình từ Internet)

Đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu hàng hóa có phải là công việc của dịch vụ logistics?

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 38/2017/NĐ-CP có quy định về dịch vụ logistics như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Khu vực kiểm soát là nơi trực tiếp kiểm tra, kiểm soát việc vào, rời cảng cạn của người, phương tiện và hàng hóa.
3. Khu vực văn phòng điều hành là nơi tập trung các hoạt động hành chính, điều hành và giao dịch của các bên liên quan tại cảng cạn.
4. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng cảng cạn.
5. Doanh nghiệp khai thác kết cấu hạ tầng cảng cạn (gọi tắt là cảng cạn) bao gồm chủ đầu tư hoặc người được chủ đầu tư ủy quyền hoặc cho thuê quản lý khai thác cảng cạn.
6. TEU là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Twenty foot Equivalent Unit”, là đơn vị đo của một con-ten-nơ tiêu chuẩn 20 ft(dài) x 8 ft (rộng) x 8,5 ft (cao).
7. Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
...

Như vậy, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu hàng hóa là một trong các công việc của dịch vụ logistics.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm trong các trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định các trường hợp bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm như sau:

- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

Đồng thời, tại Điều 237 Luật Thương mại 2005 quy định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như sau:

Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm nêu trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:

- Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

- Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

- Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;

- Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;

- Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
3 lượt xem
Dịch vụ logistics
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nào?
Pháp luật
Logistics là gì? Học Logistcs có thể làm những công việc gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay ra sao?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng dịch vụ logistics năm 2024? Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Dịch vụ logistics có phải là một dịch vụ phi tư vấn trong hoạt động đấu thầu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng cung cấp hay không?
Pháp luật
Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có bao gồm hoạt động logistics không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo bị kiện tại Toà án sau khi bị khiếu nại trong bao lâu được miễn trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ logistics

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ logistics

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào