Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có giám định viên đủ các tiêu chuẩn nào?
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại có được giám định về xuất xứ hàng hóa hay không?
Căn cứ Điều 255 Luật Thương mại 2005 quy định về nội dung giám định như sau:
Nội dung giám định
Giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Theo quy định, nội dung giám định bao gồm giám định về xuất xứ hàng hóa.
Đồng thời, tại Điều 256 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại như sau:
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định.
Như vậy, theo các quy định trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại chỉ được giám định về xuất xứ hàng hóa khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
Theo đó, tại Điều 257 Luật Thương mại 2005 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại như sau:
(1) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
(2) Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
(3) Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có giám định viên đủ các tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có giám định viên đủ các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 259 Luật Thương mại 2005 quy định về tiêu chuẩn giám định viên như sau:
Tiêu chuẩn giám định viên
1. Giám định viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
b) Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
c) Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
2. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có giám định viên đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
- Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
- Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 263 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để thực hiện dịch vụ giám định;
b) Nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch vụ giám định;
b) Giám định trung thực, khách quan, độc lập, kịp thời, đúng quy trình, phương pháp giám định;
c) Cấp chứng thư giám định;
d) Trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 của Luật này.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định được quy định như sau:
(1) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các quyền sau đây:
- Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để thực hiện dịch vụ giám định;
- Nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác.
(2) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch vụ giám định;
- Giám định trung thực, khách quan, độc lập, kịp thời, đúng quy trình, phương pháp giám định;
- Cấp chứng thư giám định;
- Trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 của Luật này.
Theo đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 Luật Thương mại 2005 trong các trường hợp sau:
(1) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng.
Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
(2) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
Lưu ý: Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?