Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có phải nộp lại con dấu nghiệp vụ không?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có phải nộp lại con dấu nghiệp vụ không?
- Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ bị phạt bao nhiêu?
- Hình thức phạt bổ sung đối với thương nhân vi phạm quy định trên là gì?
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có phải nộp lại con dấu nghiệp vụ không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 20/2006/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Xoá đăng ký dấu nghiệp vụ
1. Việc xoá đăng ký dấu nghiệp vụ khỏi Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ được cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện trong những trường hợp sau:
a) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;
b) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;
c) Thương nhân hoặc người đại diện có thẩm quyền của thương nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động giám định.
2. Trong trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại có trách nhiệm nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ.
3. Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thu hồi dấu nghiệp vụ và công bố công khai việc thu hồi này.
Đồng thời theo quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2015.
2. Điểm b và d khoản 1 và khoản 3 Điều 4; khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 12; điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định tiếp tục được áp dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Như vậy, việc xóa đăng ký dấu nghiệp vụ vẫn được thực hiện theo quy định tại Điều 12 nêu trên.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 20/2006/NĐ-CP quy định trường hợp thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư là một trong các trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 20/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ sẽ phải nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ.
Như vậy, trường hợp thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ phải nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ.
Xoá đăng ký dấu nghiệp vụ (hình từ Internet)
Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 4 Điều 74 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng con dấu nghiệp vụ trên chứng thư giám định khi chưa đăng ký con dấu đó với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Thay đổi, bổ sung con dấu nghiệp vụ mà không đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không nộp lại con dấu nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ;
d) Thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.
Theo đó, thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý mức phạt tiền này là mức phạt tiền đối với thương nhân là cá nhân, đối với tổ chức, mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Hình thức phạt bổ sung đối với thương nhân vi phạm quy định trên là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 74 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, ngoài bị xử lý hành chính, thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là buộc thu hồi con dấu nghiệp vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?