Thương nhân cung cấp dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác có phải bố trí lực lượng cứu hộ không?

Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác được quy định như thế nào? Thương nhân cung cấp dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác có phải bố trí lực lượng cứu hộ không? Câu hỏi của chị Ý (Cao Bằng).

Thương nhân cung cấp dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác có phải bố trí lực lượng cứu hộ không?

Tại Điều 8 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch bao gồm:

Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
Sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có một hoặc một số hoạt động sau đây:
1. Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.
2. Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác.
3. Lặn dưới nước; chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay.
4. Thám hiểm hang động, rừng, núi.

Theo đó, chèo thuyền vượt ghềnh thác là một trong những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch. Chính vì vậy, khi thương nhân kinh doanh loại hình này cần phải đảm bảo các quy định của pháp luật.

Cụ thể tại Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch như sau:

Biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
1. Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
2. Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
3. Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.
4. Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
5. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Đối chiếu với quy định này, ngoài việc phải đáp ứng các biện pháp an toàn kể trên, thương nhân cung cấp dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác còn phải bố trí lực lượng cứu hộ để ứng cứu kịp thời khi khách du lịch gặp sự cố, tai nạn và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Thương nhân cung cấp dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác có phải bố trí lực lượng cứu hộ không?

Thương nhân cung cấp dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác có phải bố trí lực lượng cứu hộ không? (hình từ Internet)

Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác được quy định như thế nào?

Tại Điều 10 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của đơn vị kinh doanh bay dù lượn như sau:

- Thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP;

- Thông báo bằng văn bản cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức kinh doanh sản phẩm du lịch chậm nhất 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh;

- Tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thương nhân cung cấp dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác không bố trí lực lượng cứu hộ bị phạt bao nhiêu?

Theo khoản 7 và khoản 9 Điều 15 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch như sau:

Vi phạm quy định về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
...
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch theo quy định.
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.

Chiếu theo quy định này, thương nhân cung cấp dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác không bố trí lực lượng cứu hộ sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Lưu ý mức xử phạt hành chính này chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm quy định trên, đối với đơn vị ( à tổ chức) mức xử lý hành chính sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).

Như vậy, thương nhân (là tổ chức) cung cấp dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác không bố trí lực lượng cứu hộ sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Ngoài ra, thương nhân cung cấp dịch vụ chèo thuyền vượt ghềnh thác vi phạm quy định trên còn bị đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng.

Du lịch TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH
Sản phẩm du lịch Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Sản phẩm du lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 thì cần đổi mới nhận thức tư duy và hoàn thiện thể chế chính sách như thế nào?
Pháp luật
Bãi cắm trại du lịch nên đặt cách bờ biển bao nhiêu mét là phù hợp và diện tích tại đơn vị cắm trại quy định như thế nào?
Pháp luật
Sản phẩm du lịch sử dụng mô tô địa hình trên đồi cát có phải là sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch?
Pháp luật
Chương trình khai mạc du lịch hè năm 2024: Quy Nhơn Thiên đường biển - Tỏa sáng phát triển được tổ chức thế nào?
Pháp luật
Kinh doanh sản phẩm du lịch phục vụ cho hoạt động nhảy dù có phải là sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng khách du lịch?
Pháp luật
Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng 2024 diễn ra khi nào? Thời gian, địa điểm các chương trình trong Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng năm 2024?
Pháp luật
Khu du lịch là gì? Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất?
Pháp luật
Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào? Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì?
Pháp luật
Du lịch là gì và du lịch đảo Phú Quốc là ở đâu? Ngành du lịch đảo Phú Quốc sẽ phải thực hiện gì để bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Dịch vụ du lịch khác là loại nào? Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Du lịch
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
742 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Du lịch Sản phẩm du lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Du lịch Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm du lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào