Thương nhân có trạm cấp khí thiên nhiên nén CNG chỉ bán CNG cho những khách hàng như thế nào? Trạm cấp khí thiên nhiên nén phải đáp ứng những điều kiện gì?
Trạm cấp khí thiên nhiên nén CNG phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với trạm cấp CNG như sau:
Điều kiện đối với trạm cấp LPG/LNG/CNG
1. Trạm cấp phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Trạm cấp phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
CNG là từ viết tắt của Khí thiên nhiên nén (công thức hóa học: CH4 tên tiếng Anh: Compressed Natural Gas) là sản phẩm hydrocabon ở thể khí được nén ở áp suất cao (200 đến 250 bar), có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2018/NĐ-CP giải thích.
Theo đó, trạm cấp khí thiên nhiên nén CNG phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trạm cấp khí thiên nhiên nén CNG phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng và đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Trạm cấp khí thiên nhiên nén CNG (Hình từ Internet)
Thương nhân có trạm cấp khí thiên nhiên nén CNG chỉ bán CNG cho những khách hàng như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân có trạm cấp CNG được quy định tại Điều 30 Nghị định 87/2018/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân có trạm cấp CNG
1. Chỉ bán CNG cho khách hàng có hợp đồng mua CNG đáp ứng các quy định về an toàn sử dụng CNG, phòng cháy và chữa cháy; bán đúng giá quy định, đủ khối lượng CNG theo hợp đồng đã ký với khách hàng và phải CNG phù hợp với nhãn hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn do thương nhân đã công bố theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản có liên quan; chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và giá CNG bán cho khách hàng.
2. Tạm dừng bán CNG hoặc thanh lý hợp đồng bán CNG trước thời hạn đối với những khách hàng không tuân thủ quy định về an toàn sử dụng CNG, phòng cháy và chữa cháy hoặc tự ý thay thế, lắp đặt thêm thiết bị phụ trợ dùng CNG.
3. Cử nhân viên kỹ thuật đến lắp đặt, thay thế trong trường họp, khách hàng cần thay thế thiết bị dùng CNG.
4. Phải thường xuyên kiểm tra an toàn, phương tiện, thiết bị đo lường, phát hiện nguy cơ cháy nổ, độ kín van khóa, van an toàn, thiết bị phụ trợ dùng CNG, các đầu nối tiếp xúc, đường ống dẫn CNG đến từng khách hàng; phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng CNG.
5. Cung cấp cho khách hàng bản hướng dẫn an toàn sử dụng CNG, trong đó có ghi số điện thoại của trạm cấp CNG, nhân viên trực tiếp quản lý trạm cấp CNG để liên hệ khi cần thiết.
6. Chỉ được phép bán CNG bằng đường ống theo hợp đồng; không được phép nạp CNG cho bất kỳ khách hàng nào, kể cả thương nhân kinh doanh CNG khác.
7. Phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm khí.
8. Tuân thủ các quy định về quản lý an toàn, phòng cháy và chữa cháy, quản lý đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh khí quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, thương nhân có trạm cấp khí thiên nhiên nén CNG chỉ bán CNG cho khách hàng có hợp đồng mua CNG đáp ứng các quy định về an toàn sử dụng CNG, phòng cháy và chữa cháy.
Đồng thời, bán đúng giá quy định, đủ khối lượng CNG theo hợp đồng đã ký với khách hàng và phải CNG phù hợp với nhãn hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn do thương nhân đã công bố theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản có liên quan. Và phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và giá CNG bán cho khách hàng.
Để đảm bảo an toàn đối với trạm cấp khí thiên nhiên nén CNG cần tuân thủ những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 87/2018/NĐ-CP quy định về an toàn đối với trạm cấp khí như sau:
An toàn đối với trạm cấp khí
1. Khoảng cách từ bồn chứa khí tới bồn chứa chất lỏng dễ cháy khác có điểm bắt cháy dưới 65°C không được nhỏ hơn 07 m.
2. Quy định đối với khu vực tiếp nhận khí từ xe bồn
a) Tại lối vào dành cho xe bồn, phải có biển báo hạn chế tốc độ;
b) Khu vực tiếp nhận xe bồn phải có ký hiệu đánh dấu rõ ràng, phải có biển báo hiệu vị trí tiếp nhận xe bồn và không cho người không có nhiệm vụ qua lại khi nhập khí vào bồn chứa;
c) Đầu xe bồn khi nhập khí phải hướng ra đường chính hoặc đường thoát hiểm và không bị cản trở khi sơ tán khẩn cấp.
3. Phải đảm bảo cho xe chữa cháy ra, vào trạm trong trường hợp cần thiết.
4. Các thiết bị đặt trong khu vực có nguy cơ bị hư hại phải được bảo vệ bằng các biện pháp an toàn như rào chắn, cột sắt, cột bê tông và có biển cảnh báo. Các thiết bị an toàn này phải không làm ảnh hưởng tới độ thông thoáng của khu vực tồn chứa khí.
An toàn đối với trạm cấp khí thiên nhiên nén CNG được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?