Thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường thế nào? Tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu việc quản lý chất lượng xăng dầu thực hiện ra sao?

Thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường thế nào? Tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu việc quản lý chất lượng xăng dầu thực hiện ra sao? Việc quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu thực hiện theo nguyên tắc thế nào? Câu hỏi của chị Trâm (Hà Nội).

Thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường thế nào?

Thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường thế nào?

Thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 08/2018/TT-BKHCN) quy định thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây:

(1) Cột đo xăng dầu được sử dụng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Các bộ phận, chi tiết, chức năng của cột đo xăng dầu phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt; trường hợp kiểm định lần đầu tiên trước khi đưa vào sử dụng, các bộ phận, chi tiết của cột đo xăng dầu phải bảo đảm mới 100 %;

- Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định;

- Các cầu dao, thiết bị đóng ngắt nguồn điện của các cột đo xăng dầu trong cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải bảo đảm các quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ và chỉ được lắp đặt tại một vị trí.

Vị trí lắp đặt này phải thuận tiện cho việc ra vào thực hiện việc đóng ngắt nguồn điện khi cần thiết; không được lắp đặt tại các vị trí kín đáo, khó tiếp cận. Nguồn cung cấp điện cho cột đo xăng dầu không được đóng ngắt bằng các phương tiện, thiết bị điều khiển từ xa;

- Các công tắc điều khiển liên quan tới mạch điều khiển của cột đo xăng dầu không được lắp đặt ra bên ngoài cột đo (trừ công tắc kết thúc quá trình cấp phát xăng dầu theo thiết kế của nhà sản xuất).

Không được phép sử dụng các phương tiện, thiết bị (ví dụ như bộ điều khiển từ xa, điện thoại di động, máy tính,..) có thể tác động làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu;

- Đã được kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.

(2) Tuân thủ yêu cầu sử dụng cột đo xăng dầu theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu.

(3) Sai số kết quả đo lượng xăng dầu không được vượt quá 1,5 lần giới hạn dương của sai số cho phép của phương tiện đo được sử dụng để bán xăng dầu. Kết quả đo lượng xăng dầu được xác định tại điều kiện đo thực tế.

(4) Có sẵn các ca đong, bình đong có dung tích 1 L, 2 L, 5 L, 10 L và các ống đong chia độ có phạm vi đo phù hợp để tự kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 5 Điều này. Các ca đong, bình đong phải được kiểm định ban đầu và không bị móp méo, hư hỏng trong quá trình sử dụng.

(5) Xây dựng kế hoạch và định kỳ theo tháng thực hiện tự kiểm tra ít nhất một (01) lần đối với phương tiện đo, điều kiện thực hiện phép đo để bảo đảm lượng xăng dầu trong bán lẻ cho khách hàng phù hợp với quy định tương ứng tại khoản 3 Điều này.

Hồ sơ thực hiện việc định kỳ tự kiểm tra phải được lưu giữ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho tới khi hoàn thành lần kiểm định tiếp theo của phương tiện đo.

(6) Khi phát hiện kết quả đo lượng xăng dầu không bảo đảm yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều này hoặc trường hợp cột đo xăng dầu bị hư hỏng, phải tiến hành hiệu chỉnh, sửa chữa, thay thế (sau đây viết tắt là sửa chữa) các chi tiết, bộ phận, chức năng (viết tắt là bộ phận) đã được niêm phong hoặc kẹp chì, thương nhân thực hiện biện pháp khắc phục như sau:

- Dừng việc sử dụng; tuyệt đối không tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì của cột đo xăng dầu;

- Liên hệ và đề nghị bằng văn bản (gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện, fax, thư điện tử) tới cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo hoặc các đơn vị, đại lý có giấy chứng nhận ủy quyền của cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo (sau đây viết tắt là đơn vị, đại lý được cơ sở ủy quyền) để tiến hành sửa chữa các bộ phận này đồng thời gửi tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và tổ chức đã kiểm định phương tiện đo.

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thương nhân, cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo phải đáp ứng đề nghị sửa chữa của thương nhân.

Thương nhân có quyền lựa chọn cơ sở khác thực hiện sửa chữa đối với một trong các trường hợp sau:

+ Cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo đã giải thể, phá sản;

+ Cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung cấp phương tiện đo có văn bản từ chối thực hiện với lý do chính đáng gửi thương nhân và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (để báo cáo);

- Khi kết thúc quá trình sửa chữa, phải tiến hành lập biên bản sửa chữa cột đo xăng dầu giữa thương nhân và cá nhân trực tiếp thực hiện sửa chữa. Biên bản phải có các thông tin cơ bản sau:

+ Tên và địa chỉ của cơ sở sửa chữa;

+ Tên, địa chỉ và số chứng minh nhân dân (kèm theo bản sao chứng minh nhân dân) của cá nhân trực tiếp thực hiện sửa chữa;

+ Thời gian thực hiện; kiểu, ký hiệu, số Serial của cột đo xăng dầu được sửa chữa;

+ Nội dung sửa chữa đã thực hiện;

+ Cách thức niêm phong hoặc kẹp chì các bộ phận được sửa chữa;

- Thực hiện việc kiểm định cột đo xăng dầu sau khi sửa chữa để đưa vào sử dụng.

- Biên bản sửa chữa quy định tại Điểm c và Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo sau khi sửa chữa phải được lưu giữ tại địa điểm thuận tiện cho việc thanh tra, kiểm tra trong thời gian ít nhất mười hai (12) tháng sau khi cột đo xăng dầu này được kiểm định đạt yêu cầu theo quy định tại Điểm d Khoản này; bản sao Biên bản sửa chữa và Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo sau khi sửa chữa phải được gửi cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để báo cáo;

- Trường hợp quá trình sửa chữa có sự cải tiến, cải tạo làm thay đổi chương trình điều khiển hoặc đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu so với mẫu đã được phê duyệt thì phải thực hiện việc phê duyệt mẫu mới theo quy định.

(7) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, cột đo xăng dầu phải có thiết bị ghi, in kết quả đo để in và cung cấp kết quả đo cho khách hàng khi có yêu cầu. Thiết bị ghi, in kết quả đo phải bảo đảm các yêu cầu về đo lường sau đây:

- Không có cơ cấu, chức năng tác động làm thay đổi kết quả đo, đặc tính kỹ thuật đo lường của cột đo xăng dầu;

- Kết quả đo phải bảo đảm đủ thông tin rõ ràng, minh bạch để người có quyền và nghĩa vụ liên quan kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa.

Tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu việc quản lý chất lượng xăng dầu thực hiện thế nào?

Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN thì thương nhân kinh doanh xăng dầu có sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định sau đây:

- Thực hiện quy trình kiểm soát hệ thống bể chứa xăng dầu do thương nhân chủ sở hữu cửa hàng xăng dầu ban hành để duy trì chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng; bảo đảm hệ thống bể chứa xăng dầu không bị rò rỉ và chứa đựng lẫn các loại xăng dầu và việc thực hiện kiểm tra bể chứa xăng dầu phải được lưu hồ sơ.

- Lấy mẫu, niêm phong và lưu mẫu theo quy định tại Điều 7 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN.

- Kiểm tra niêm phong của xitec, hầm hàng, ngăn chứa và các van xuất nhập trên các phương tiện chứa xăng dầu trước khi nhập hàng và kiểm tra niêm phong của bình chứa mẫu được lấy tại kho của thương nhân đầu mối hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối.

- Thông báo công khai ở vị trí để nhận biết cho người tiêu dùng các thông tin về: loại xăng dầu kinh doanh theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành; tiêu chuẩn công bố áp dụng.

- Lưu hồ sơ chất lượng theo quy định đối với từng loại xăng dầu khi nhập vào, bao gồm:

+ Biên bản lấy mẫu, niêm phong, bàn giao mẫu và cam kết chất lượng xăng dầu của thương nhân đầu mối hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân phân phối xăng dầu (theo Mẫu 1. BBLM-NP-CKCL quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BKHCN);

+ Biên bản lấy mẫu, bàn giao mẫu và kiểm tra niêm phong (theo Mẫu 2. BBLM-BGM-KTNP quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BKHCN);

+ Hồ sơ kiểm soát hệ thống bể chứa xăng dầu.

Tải Mẫu 1. BBLM-NP-CKC về Mẫu biên bản lấy mẫu, niêm phong, bàn giao mẫu và cam kết chất lượng: Tại đây

Tải Mẫu 2. BBLM-BGM-KTNP về Mẫu biên bản lấy mẫu, bàn giao mẫu và kiểm tra niêm phong: Tại đây

Việc quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu thực hiện theo nguyên tắc thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN quy định về nguyên tắc quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu như sau:

Nguyên tắc quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu
1. Xăng dầu của thương nhân sản xuất, pha chế, thương nhân nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học hiện hành (sau đây viết là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Đối với xăng dầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thương nhân sản xuất, pha chế, thương nhân nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và bảo đảm chất lượng xăng dầu phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng khi lưu thông trên thị trường.
3. Trách nhiệm đối với chất lượng xăng dầu khi có khiếu nại, tranh chấp được xác định dựa trên các mẫu lưu tại từng khâu trong quá trình sản xuất, pha chế, nhập khẩu, vận chuyển, lưu thông phân phối xăng dầu.
4. Thương nhân kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm về đo lường, chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối thuộc sở hữu của mình và liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm về đo lường, chất lượng của tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
4,623 lượt xem
Bán lẻ xăng dầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không có cửa hàng thì có được bán lẻ xăng dầu không? Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là gì?
Pháp luật
Thương nhân thuê cửa hàng bán lẻ xăng dầu từ bao nhiêu năm thì được nhận quyền bán lẻ xăng dầu? Việc treo biển hiệu quy định thế nào?
Pháp luật
Kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại thì có cần giấy chứng nhận đủ điều kiện làm đại lý không?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu được phép tự xây dựng và thiết kế cửa hàng của mình theo phong cách riêng hay không?
Pháp luật
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng dầu bằng can, chai thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
xăng dầu
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp có cần phải đăng ký hệ thống phân phối với Sở Công thương không?
Pháp luật
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa trong trường hợp nào? Điều kiện hoạt động đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu là gì?
Pháp luật
Thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường thế nào? Tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu việc quản lý chất lượng xăng dầu thực hiện ra sao?
Pháp luật
Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu có được bán xăng dầu theo giá bán lẻ do mình quy định không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bán lẻ xăng dầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bán lẻ xăng dầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào