Thương binh đã mất liệu vợ có còn được hưởng chế độ ưu đãi BHYT nữa không? Thương binh mất thì thân nhân của thương binh sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Thương binh sẽ được nhà nước hỗ trợ những chế độ ưu đãi nào?
Tại Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về các chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh cụ thể như sau:
"Điều 24. Chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:
a) Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;
b) Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;
c) Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
d) Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.
2. Bảo hiểm y tế.
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
4. Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
5. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
6. Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh."
Thân nhân thương binh (Hình từ Internet)
Vợ của thương binh có được hưởng chế độ ưu đãi BHYT khi chồng đã mất?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về các chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:
"Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
Theo đó, pháp luật quy định nếu là vợ của thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì sẽ thuộc đối tượng được hưởng chế độ BHYT từ nhà nước, không phân biệt thương binh còn sống hay đã mất.
Do đó, nếu chồng là thương binh đã mất thì người vợ vẫn được hưởng chế độ ưu đãi BHYT bạn nhé.
Thương binh mất thì thân nhân của thương binh có thể được hưởng những chế độ ưu đãi nào?
Theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 thì ngoài những chế độ ưu đãi mà thân nhân của thương binh đang được hưởng thì khi thương binh mất, thân nhân của họ còn có thể được hưởng thêm những chế độ sau đây:
(1) Trợ cấp tuất đối với thân nhân của thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thuộc các trường hợp sau:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
- Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng;
(2) Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết;
(3) Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Có phải chỉ dẫn địa lý đồng âm là chỉ dẫn địa lý có cách phát âm trùng nhau? Chỉ dẫn địa lý đồng âm được bảo hộ khi đáp ứng được những tiêu chí nào?
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động đúng không?
- Hộ chiếu công vụ có phải là giấy tờ xuất nhập cảnh không? Người đi làm hộ chiếu công vụ ở trong nước phải chuẩn bị trước những giấy tờ nào?
- Danh mục biểu mẫu chứng từ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm những mẫu nào theo quy định?