Thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ như thế nào?
- Thực hiện thẩm định tài chính các dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ dựa trên nguyên tắc nào?
- Thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ như thế nào?
- Thời hạn và nội dung thẩm định tại cơ quan cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quy định như thế nào?
Thực hiện thẩm định tài chính các dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 79/2016/TT-BTC quy định thực hiện thẩm định tài chính các dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ dựa trên nguyên tắc sau:
- Thẩm định phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch và thận trọng.
- Cơ quan quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, quyết định dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Người vay lại chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp lệ, hợp lý, đúng pháp luật của số liệu, thông tin, thông số, dữ liệu đầu vào cung cấp cho cơ quan thẩm định phục vụ cho việc tính toán phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án và năng lực tài chính của người vay lại.
- Đối với các chương trình, dự án đầu tư áp dụng phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng một phần, việc thẩm định tài chính thực hiện theo các quy định tại Thông tư này và quy định của cơ quan cho vay lại.
- Việc thẩm định tài chính để quyết định đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư 79/2016/TT-BTC và pháp luật liên quan.
Thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 79/2016/TT-BTC quy định thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ như sau:
- Thẩm định năng lực tài chính của người vay lại thông qua thẩm định các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liên tục gần nhất so với năm thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại.
- Trường hợp người vay lại chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp người vay lại gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Trường hợp không có các bảo đảm này, người vay lại phải có bảo lãnh trách nhiệm trả nợ của một ngân hàng thương mại hoặc hình thức bảo đảm khác được Cơ quan cho vay lại thẩm tra về tính khả thi và tính tuân thủ theo pháp luật hiện hành.
Thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn và nội dung thẩm định tại cơ quan cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 79/2016/TT-BTC quy định thời hạn và nội dung thẩm định tại cơ quan cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ như sau:
- Thời hạn thẩm định:
+ Người vay lại có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan cho vay lại để thẩm định. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan cho vay lại có văn bản thông báo cho người vay lại. Trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận thông báo, người vay lại có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo quy định.
+ Trong trường hợp cần thiết, để kiểm tra tính chắc chắn, khả thi của các giả định sử dụng trong tính toán hiệu quả tài chính của dự án, Cơ quan cho vay lại có thể đề nghị cung cấp thêm tài liệu để xác nhận cơ sở đưa ra giả định hoặc xin ý kiến các cơ quan quản lý liên quan.
+ Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người vay lại, cơ quan cho vay lại thực hiện thẩm định và gửi báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính.
- Nội dung thẩm định
Báo cáo kết quả thẩm định cần làm rõ các nội dung sau:
+ Đánh giá về việc thỏa mãn các điều kiện được sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo cơ chế cho vay lại theo quy định của pháp luật.
+ Đánh giá năng lực tài chính của người vay lại.
+ Đánh giá về phương án tài chính của dự án sử dụng vốn vay lại do người vay lại lập, cơ sở đưa ra các giả định về doanh thu, chi phí, điều kiện cho vay lại của dự án.
+ Đánh giá về phương án sử dụng tài sản bảo đảm do người vay lại đề xuất.
+ Đánh giá mức độ rủi ro của phương án sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của người vay lại theo các phương án rủi ro cơ bản; đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
+ Cho ý kiến rõ về khả năng trả nợ (hay không trả được nợ) của dự án, người vay lại; và các điều kiện vay lại áp dụng đối với người vay lại theo quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?