Thực hiện quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có phải tiến hành lấy ý kiến theo quy định pháp luật không?
Thực hiện quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có phải tiến hành lấy ý kiến không?
Việc lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia
1. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
2. Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
b) Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện thông qua hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng; gửi lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo;
c) Thời gian lấy ý kiến là 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.
...
Theo đó, việc quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải tiến hành lấy ý kiến góp ý về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
Lưu ý:
Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
- Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện thông qua hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng; gửi lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo;
- Thời gian lấy ý kiến là 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.
Thực hiện quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có phải tiến hành lấy ý kiến theo quy định pháp luật không? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như thế nào?
Việc thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
- Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
- Hội đồng thẩm định quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia tổ chức thẩm định và gửi kết quả thẩm định đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tiếp thu, giải trình về các nội dung thẩm định;
- Nội dung thẩm định quy hoạch bao gồm sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực tiễn, nguồn lực, nhu cầu và khả năng sử dụng rừng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường; tính khả thi của quy hoạch.
Tầm nhìn quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có giời gian bao nhiêu năm?
Tầm nhìn quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Thời kỳ và nội dung quy hoạch lâm nghiệp
1. Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm; tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.
...
Theo đó, tầm nhìn quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có thời gian từ 30 năm đến 50 năm.
Lưu ý:
- Thời kỳ quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia là 10 năm.
- Nội dung quy hoạch lâm nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Lâm nghiệp 2017 phải phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch và bao gồm các nội dung sau đây:
+ Thu thập, phân tích, đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng tài nguyên rừng; chủ trương, định hướng phát triển, quy hoạch có liên quan; đánh giá nguồn lực phát triển và các vấn đề cần giải quyết;
+ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch lâm nghiệp kỳ trước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chế biến và thương mại lâm sản; đầu tư, khoa học và công nghệ, lao động;
+ Dự báo về nhu cầu và thị trường lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, tác động của biến đổi khí hậu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiến bộ công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp;
+ Nghiên cứu bối cảnh, các mối liên kết ngành; xác định yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành;
+ Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển lâm nghiệp;
+ Định hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;
+ Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
+ Định hướng phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản;
+ Giải pháp, nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?