Thực hiện khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp gồm những nội dung gì?
- Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp gồm những nội dung gì?
- Căn cứ vào nhu cầu và kết quả khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ quyết định vấn đề gì?
- Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp cho những cơ quan nào?
Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 10 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định về Nội dung khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp như sau:
Nội dung khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp bao gồm:
1. Đặc điểm tình hình;
2. Cơ cấu tổ chức, số lượng, chất lượng cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác;
3. Nhiệm vụ sản xuất, công suất thiết kế, công suất thực tế;
4. Số lượng, chất lượng trang thiết bị hiện có;
5. Phương hướng sản xuất và đổi mới công nghệ.
Như vậy, nội dung khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp gồm:
- Đặc điểm tình hình;
- Cơ cấu tổ chức, số lượng, chất lượng cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác;
- Nhiệm vụ sản xuất, công suất thiết kế, công suất thực tế;
- Số lượng, chất lượng trang thiết bị hiện có;
- Phương hướng sản xuất và đổi mới công nghệ.
Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp (Hình từ Internet)
Căn cứ vào nhu cầu và kết quả khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ quyết định vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 11 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của Quân đội và kết quả khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ quyết định các doanh nghiệp công nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý danh mục các doanh nghiệp công nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp.
Theo quy định trên, căn cứ vào nhu cầu sản xuất, sửa chữa trang bị của Quân đội và kết quả khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ quyết định các doanh nghiệp công nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý danh mục các doanh nghiệp công nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp cho những cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 9 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp cho các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi là tổng công ty).
Căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện việc khảo sát.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, tổng công ty tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc quyền và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp do địa phương quản lý và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.
3. Doanh nghiệp công nghiệp được khảo sát có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác về năng lực sản xuất, sửa chữa cho cơ quan khảo sát.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp cho các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện việc khảo sát.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, tổng công ty tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc quyền và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp do địa phương quản lý và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.
Doanh nghiệp công nghiệp được khảo sát có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác về năng lực sản xuất, sửa chữa cho cơ quan khảo sát.
Lưu ý: Động viên công nghiệp không áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (theo Điều 2 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?