Thực hiện hành vi mua bán trẻ em bao nhiêu lần trở lên được xem là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp?
Hành vi nào được xem là hành vi mua bán trẻ em?
Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP có quy định về mua bán trẻ em như sau:
Về một số tình tiết định tội
1. Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.
2. Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
d) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.
...
Như vậy, theo quy định trên, người thực hiện các hành vi sau đây được xem là hành vi mua bán trẻ em:
(1) Chuyển giao trẻ em để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
(2) Tiếp nhận trẻ em để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
(3) Chuyển giao trẻ em để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
(4) Tiếp nhận trẻ em để lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
(5) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ em để thực hiện hành vi chuyển giao trẻ em theo hướng dẫn tại mục (1) và (2)
Thực hiện hành vi mua bán trẻ em bao nhiêu lần trở lên được xem là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp? (Hình từ Internet).
Thực hiện hành vi mua bán trẻ em bao nhiêu lần trở lên được xem là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP có quy định như sau:
Về một số tình tiết định khung hình phạt
...
5. Có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 150 và điểm b khoản 3 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi làm nguồn sống chính.
...
Theo đó, người phạm tội thực hiện hành vi mua bán trẻ em từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc mua bán trẻ em làm nguồn sống chính thì được xem là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
Người đại diện hợp pháp của trẻ em là nạn nhân bị mua bán có thể đến đâu để khai báo về việc trẻ em bị mua bán trong nước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Phòng chống mua bán người 2011 có quy định như sau:
Tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước
1. Nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất khai báo về việc bị mua bán. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận khai báo có trách nhiệm chuyển ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân trong trường hợp họ chưa có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, người đại diện hợp pháp của trẻ em là nạn nhân bị mua bán có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất để khai báo về việc bị mua bán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?