Thực hiện điều tra lại tai nạn lao động hàng hải khi có khiếu nại tố cáo như thế nào? Thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải như thế nào?
Thực hiện thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định thực hiện thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải như sau:
- Trách nhiệm của chủ tàu trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
+ Tổ chức thống kê tình hình tai nạn lao động hàng hải vào mẫu sổ thống kê quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH.
+ Định kỳ 6 tháng và hằng năm báo cáo các vụ tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên của mình phải nghỉ việc từ một ngày trở lên về Cảng vụ hàng hải nơi xảy ra vụ tai nạn lao động.
Báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 05 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
+ Các Cảng vụ hàng hải tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên địa bàn quản lý và gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH về Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo một năm.
- Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên toàn quốc và gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động hàng hải theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH về Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày15/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25/01 năm sau đối với báo cáo một năm.
Thực hiện điều tra lại tai nạn lao động hàng hải khi có khiếu nại tố cáo như thế nào? Thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện điều tra lại tai nạn lao động hàng hải khi có khiếu nại tố cáo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định việc điều tra lại tai nạn lao động hàng hải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Điều 17 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, cụ thể:
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc Điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
+ Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại điểm a, khoản1 Điều 12 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền Điều tra theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động để tiến hành Điều tra lại tai nạn lao động.
Đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả Điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành Điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
+ Cơ sở để xảy ra tai nạn và Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp tỉnh;
+ Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương;
+ Kết luận của Đoàn Điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
- Biên bản Điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản Điều tra lại được công bố.
Chủ tàu, thuyền trưởng có trách nhiệm như thế nào khi trên tàu xảy ra tai nạn lao động hàng hải?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định khi trên tàu xảy ra tai nạn lao động hàng hải chủ tàu, thuyền trưởng có trách nhiệm như sau:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
- Khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định tại Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH.
- Giữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn lao động hàng hải chết người, tai nạn lao động hàng hải nặng theo nguyên tắc sau:
+ Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì cơ sở phải vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
+ Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước điều tra theo quy định Thông tư này và được sự đồng ý bằng văn bản Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
- Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
- Tạo điều kiện cho người có liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải khi được yêu cầu.
- Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải để điều tra các vụ tai nạn lao động hàng hải thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH.
- Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động hàng hải tới tất cả thuyền viên của mình.
- Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động, bao gồm:
+ Dựng lại hiện trường.
+ Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân.
+ Trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết).
+ Khám nghiệm tử thi.
+ In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải.
+ Phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động hàng hải.
+ Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
- Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động hàng hải gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
Xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động hàng hải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các thông tin công bố định kỳ và thông tin công bố bất thường mà doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện công khai?
- Nâng lương trước thời hạn mới nhất 2025 do lập thành tích? Điều kiện được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích là gì?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại biểu dự đại hội gồm những người nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14135-4: 2024 xác định lượng vật liệu nhỏ trong cốt liệu bằng phương pháp rửa ra sao?
- Danh sách nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử được Tổng cục thuế chấp nhận mới nhất? Định dạng hóa đơn điện tử thế nào?